Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2007

Tình Đồng Chí hay Những Bản Án Tử Hình Đồng Loại

Tôi (tác giả Hứa Hoành) có dịp đàm đạo với 1 vị cao niên, quen nhau từ hồi ở bên trại ty nạn, mới đây gặp lại trong 1 tiệc cưới. Ông nhận xét về thành phần dao búa tham gia kháng chiến năm 1945, kể lại những chuyện thật, xin giấu tên:


Năm 1945, khi Việt Minh cướp chính quyền, kêu gọi toàn dân kháng chiến. Chúng tôi, dân giang hồ sống ngoài vòng pháp luật từ lâu, nghĩ rằng đây là dịp đoái công chuộc tội. Hơn nữa, chúng tôi có người còn chút lương tri, muốn ngoi lên ánh sáng làm người lương thiện và làm người yêu nước trong thời loạn. Đó cũng là tâm trạng các tướng cướp khét tiếng như Bảy Viễn, Mười Trí, Thomas Phước (tướng cướp hào hoa nổi tiếng 1 thời ở Saigon.) Đầu tiên, chúng tôi xin gia nhập Tự Vệ của Lâm ủy Hành chánh. Nhóm này chia làm 2 phe: 1 phe lo bảo vệ an ninh cá nhân trong Lâm ủy, còn 1 nhóm khác nhận mật linh thi hành các vụ giết người "Việt gian," "phản động." Tôi thuộc nhóm thứ hai. Qua mấy tháng nhúng tay vào máu, chúng tôi, có người tỉnh ngộ và đổi thái độ. Một hôm, Trần Văn Giàu họp chúng tôi và nói:

- Cách mạng nào mà không đổ máu ? Chúng ta hãy tiêu diệt bọn "phản động," "Việt gian" với bất cứ giá nào.

Những lời kết tội đó chỉ chung chung, không nói rõ tội trạng một ai. Rồi cứ mỗi tối, chúng tôi lại nhận mật lịnh đi lùng sục, bắt bớ, thủ tiêu nhiều nhân vật tên tuổi mà Lâm ủy có sẵn tên trong "sổ bìa đen."

Một người trong nhóm chúng tôi thắc mắc:

- Tại sao độc lập rồi mà còn giết nhiều người tài đức, có uy tín?

Trần Văn Giàu trả lời:

- Cách mạng làm gì có đức? Ai làm cách mạng mà không giết người?

Từ trong tiềm thức chúng tôi, hận thù được khơi dậy, nhiều người say máu, muốn trả thù. Tuy nhiên, cũng có người chùng bước, không nở nhúng tay, nhưng cũng không dám cãi lịnh. Chúng tôi lao vào công việc chém giết và được khuyến khích như "nhiệm vụ cách mạng."

Mấy tháng sau chúng tôi tỉnh ngộ. Kẻ còn chút lương tri như bọn tôi, tự động rã ngũ, về thành để bảo vệ mạng sống 1 cách nhục nhả. Có người "đâm lao thì phải theo lao." Lại có người tiếp tục "đánh đu với tinh, đùa giởn với rắn độc," chỉ trong 1 thời gian ngắn, họ "sanh nghề tử nghiệp." Đó là trường hợp của Ba Nhỏ, Hoàng Thọ, Giang Minh Lý và ngay cả Trung tướng Nguyễn Bình. Còn lại những kẻ mù quáng, tiếp tục vay máu đồng bào, cuối cùng cũng bị "hy sinh." Họ chết không phải vì lằn tên mũi đạn của kẻ thù mà chết vì dao găm, mã tấu của "đồng chí" họ như Tưởng Đàn Bảo, Vũ Đức, Sư Muôn..."

Sau đây là vài trường hợp thương tâm ấy
Khi Pháp chiếm lại các công sở trong thành phố Saigon đêm 22 rạng 23/9/45, Ủy ban Hành chánh đã chạy thục mạng vô Chợ Đệm mấy hôm trước, bỏ lại bọn Tự Vệ (Tự Vệ Cuộc, tức công an Việt Minh), Thanh Niên Xung Phong như rắn mất đầu. Võ khí thô sơ làm sao đương đầu với quân Pháp khí giới tối tân? Từ chỗ ẩn náu an toàn, Ủy ban Hành chánh ra lịnh tàn sát bất cứ người da trắng nào họ gặp. Ba Nhỏ, 1 đầu đảng cướp hoàn lương, chỉ huy 1 toán Tự Vệ thành, được lịnh ấy. Nửa đêm 25/9/45, Ba Nhỏ dẫn 1 đám lâu la, đột nhập cư xá He''rault (He''rault City) dành riêng cho gia đình Pháp kiều tại Tân Định, Phú Nhuận tàn sát 1 số đàn bà, trẻ con tại đây; Rồi họ bắt theo độ 50 người làm con tin, nhưng rồi cũng giết nốt. Tổng số nạn nhân lên tới khoảng 200 người. Nhiều quân lính Pháp, nóng lòng vì thân nhân bị giết, nên ra đường gặp ai đều bắn bừa bãi để trả thù. Dư luận tức giận, quay lại kết án Việt Minh là bọn mọi rợ. Nổi sùng, mấy ngày kế tiếp, Ba Nhỏ, Tô Ký, Kiều Đắc Thắng, Kiều Tấn Lập của Việt Minh được lịnh lùng sục, bắt bớ, chém giết man rợ. Chỉ trong vòng 1 tháng, có hàng trăm nhân vật tên tuổi, người quốc gia yêu nước đều bị giết.

Cũng như lớp CS đàn anh, Ba Nhỏ xuất thân từ băng du côn Bà Chiểu, Cầu Bông, Thị Nghè; 3 năm cầm đầu dân dao búa, Ba Nhỏ thạo nghề chém giết. Được Lâm ủy Hành chánh trọng dụng, hắn "làm việc cần mẫn". Nạn nhân của hắn không 1 ai sống sót. Vậy mà khi Pháp xua quân chiếm lại Thủ Đức, Ba Nhỏ theo bộ đội kháng chiến rút ra trước tới Biên Hòa. Biên Hòa thất thủ, bộ đội Ba Nhỏ rút về Bà Rịa, Long Thành. Để xoa dịu dư luận bất mãn đối với Việt Minh, Tướng Nguyễn Bình được lịnh dàn dựng tội trạng để xử tử Ba Nhỏ "làm gương" vì tội "vô kỷ luật."

Giữa cảnh dầu sôi lửa bỏng, giặc Pháp thập thò trước cửa, tàu chiến xập xình trên sông Lòng Tảo hàng ngày, mà Việt Minh ngụy tạo tội trạng cho Ba Nhỏ "đã giết người đàn mà mang 2 kg thịt tiếp tế vùng tạm chiếm" để tử hình đồng đội.

Khi Ba Nhỏ bị kêu án, Ba Dương (Ba Dương là lãnh tụ Bình Xuyên trước Bảy Viễn) và đồng đội giang hồ cũ, đều ký tên xin ân xá hoặc giảm án, nhưng Nguyễn Bình được lịnh phải hành quyết tức khắc. Quá ức vì biết mình bị làm con vật hy sinh, Ba Nhỏ liều giựt cây súng lục của đội hành quyết định tự sát cho rõ khí phách 1 tay anh chị, nhưng toán hành quyết giựt lại và bắn Ba Nhỏ chết liền tại chỗ.

Kiều Đắc Thắng là 1 tên du thủ du thực, từ miền Trung lưu lạc vào Nam trước năm 1945. Thắng làm đủ nghề từ phu đồn điền, khuân vác, thợ hớt tóc. Kiều Đắc Thắng ăn cướp bị bắt giam vào khám ở Vũng Tàu. Ở đây, Thắng cùng 1 bạn đồng tù tên Năm Bé móc nối với 1 tên coi ngục để vượt ngục.

Lúc đó đúng vào cơ hội Việt Minh cướp chính quyền, Thắng xin làm Tự Vệ. Từ Tiểu đội trưởng Quốc Gia Tự Vệ Cuộc (công an Việt Minh,) Kiều Đắc Thắng lên lên chức quyền Giám đốc công an các tỉnh miền Đông chỉ hơn 1 năm, nhờ khả năng bắt cóc và ám sát. Những ai bị Lâm ủy Hành chánh kết tội "Việt gian, phản động," Thắng hạ sát không gớm tay Nạn nhân của Thắng dài sọc. Ông Phan Văn Hùm bị Kiều Đắc Thắng ám sát tại quê nhà Bún, Lái Thiêu, tháng 10/1945. Về sau, thấy Thắng có quyền hành quá lớn, muốn qua mặt Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Trấn, nên Tướng Nguyễn Bình "gởi Thắng ra gặp bác Hồ". Có nguồn tin nói rằng Hồ Chí Minh cho Thắng gặp mặt, phủ dụ mấy câu theo công thức, rồi đổi tên Thắng là Vũ Tùy Nhàn để khỏi mang tiếng. Tuy nhiên, trên đường về Nam, Kiều Đắc Thắng chết 1 cách mờ ám.

Một nhân vật độc đáo khác cũng xuất thân từ giới gian hồ, đánh giặc rất gan lỳ, đó là Hoàng Thọ. Hoàng Thọ là người Hải Phòng cũng do lò ba búa đào tạo, lưu lạc vô Nam từ năm 1939. Thọ có thân hình cao lớn, khá điển trai, râu quai nón. Khá hơn những tên trước, Thọ từng làm thợ máy quấn dây điện. Khi Nhật đảo chánh Pháp (3/1945,) Thọ theo Nhật làm lính hải quân, nên được gọi là "Thọ Mạch lô." Việt Minh nắm chính quyền mở ra cho Thọ 1 con đường mênh mông vì hợp khả năng. Khi Tướng Nguyễn Bình vào Nam, nghe tiếng Thọ, lại người cùng quê, nên Nguyễn Bình chọn bộ đội Thọ để bảo vệ cho mình. Mộ năm sau, bộ đội của Hoàng Thọ được bổ sung thêm nhiều chiến sĩ, đánh nhiều trận tiếng tăm lừng lẫy. Địa bàn hoạt động của Thọ là vùng Gò Dầu, Trãng Bàng, Tây Ninh. Tuân lịnh Việt Minh, Thọ từng gây nhiều tội ác đối với giáo phái Cao Đài. Những người quen biết với Hoàng Thọ có kể lại rằng, mỗi lần phục kích, Thọ chọn hướng gần mé sông. Binh sĩ chỉ có tiến chớ không có lùi.

Khi Nguyễn Bình chính quy hóa quân đội kháng chiến, bộ đội Hoàng Thọ trở thành Tiểu đoàn 303. Đó là đơn vị chủ lực của Quân khu 7. Nguyễn Bình gài 1 tên CS, tên Kính, vào làm chính trị viên thì Tiểu đoàn 303 bắt đầu chia rẽ nội bộ và trở nên suy yếu. Có lần Hoàng Thọ bắt gặp 1 số bộ đội sinh hoạt riêng rẽ, bí mật. Khi Thọ điểm danh, thì vắng mặt. Lúc đó, tên chính trị viên Kính cố thuyết phục, rùn ép, dụ dỗ Thọ vô đảng CS. Bất mãn, Thọ bỏ đi, rồi cạo đầu để phản đối. Lúc trở về, Thọ thấy vật dụng cá nhân đều bị lục soát, anh ta bực tức không dằn được:

- Đ.M. Hoàng Thọ này đi kháng chiến vì dân vì nước, đâu có ngờ ngày nay có đảng này đảng nọ. Đem mà bắn cha nó cái đảng CS cho rồi!

Sau đó, Thọ bị kiểm điểm, phê bình và thế là 1 bản án tử hình bí mật đã định sẵn. Tháng sau, Tướng Nguyễn Bình "giới thiệu" Hoàng Thọ ra Bắc "gặp bác Hồ". Biết rõ âm mưu của Việt Minh định giết mình, Hoàng Thọ đi vài chặng, rồi đổi ý quay về Mỹ An mở quán lá bên bờ kinh Nguyễn Văn Tiếp trong Đồng Tháp Mười làm sinh kế. Hoàng Thọ có tiền, tiếp đãi bạn cũ có dịp công tác đi ngang qua đó rất hậu chẳng khác gì Mạnh thường quân.

Đầu năm 1950, văn phòng Trung tướng Nguyễn Bình dời về Cá Lóc, quận Long Mỹ. Bị Tây phát giác, họ chuyển đến Ông Dèo, ấp Cầu Đúc, quận Gò Quao, tỉnh Rạch Giá. Trong 1 đêm tối trời, Hoàng Thọ bị bắt, đem đi hành quyết tại 1 địa điểm gân Cạnh Đền. Bọn sát nhân đập đầu Hoàng Thọ như đập đầu con cá lóc. Trước khi chết, Thọ rống như bò và chửi rủa Việt Minh thậm tệ.

Cùng thời gian đó, ông Giang Minh Lý bị giết rất dã man. Lý con nhà đại điền chủ bỏ theo kháng chiến, lập nhiều công trạng, làm chính trị viên 1 đại đội đóng ở Cần Thợ Lý bị rùn ép, đe dọa phải vào đảng CS và phục tùng mệnh lệnh của họ. Lý từ chối nên bị nghi ngờ, theo dõi. Lý bất mãn ra mặt. Có lần Lý tuột quần, chỉ vào con c. và điểm mặt Hoàng Dư Khương, Chính ủy Khu 9, nói:

- Tao sợ mày cái con c. tao nè!

Mấy hôm sau, Lý bị bắt đem đi hành quyết tại Cạnh Đền. CS căng 2 tay ông ra, rồi dùng dao găm đâm túi bụi vào mắt, vào tim ...

Sau đây là 1 vụ hành quyết tập thể các "đồng chí" của mình (Việt Minh)
mà tác giả Dương Đình Lôi có thấy hoặc nghe kể lại trực tiếp
(qua 1 bức thơ ông Dương Đình Lôi gởi riêng cho tác giả Hứa Hoành):

... Tất cả độ 20 người thuộc bộ chỉ huy, tham mưu và hậu cần, chính trị của Tiểu đoàn 300 Dương Văn Dương, có cả Trương Văn Phụng và anh Tám Sơn đều bị trói thúc ké, đem xuống bờ biển Đông Hòa, rồi chặt đầu hết. Trong số nạn nhân có Bảy Nghiệp, nguyên Chi đội trưởng Chi đội 21 từ nhóm Bình Xuyên qua, phụ trách đảng vụ của Trung đoàn và chị Hai Sương được "hưởng ân huệ" khi xử tử. Đó là dùng súng bắn vào đầu thay vì bị chăt đầu.

Về cái chết của chị Hai Sương, ông Dương Đình Lôi không chứng kiến, nhưng được nghe chính người hành quyết kể lại:

Tôi nghe anh Năm Triệu, Đại đội trưởng chỉ huy cuộc hành quyết đó về văn phòng trung ương báo cáo lại. Năm Triệu gốc lính Nhật, to lớn con, mang gươm dài chấm đất. Năm Triệu kể:

“Tao thấy con Sương rụng rời tay chân. Tới phiên nó, nó xin đi đái. Tới lúc nó đứng dậy sau bụi cây mưa. Nó lột trần truồng dưới ánh trăng lờ mờ, làm tao trân trối nhìn nó chậm rãi đi trước miệng hố. Tao biết tội nó chỉ là liên lạc đưa thơ về Saigon mà sao họ cũng giết đành đoạn? Khi tới gần tao, nó nói:

- Anh Năm ! Em muốn hiến cho anh rồi em chết.

"Tao bàng hoàng định tha cho con nhỏ. Nhưng thằng mắc dịch Bảy Mầu đi tới (Bảy Mầu cũng là Đại đội trưởng, chồng chị Dưỡng, rễ của Ba Dương, bị Tướng Nguyễn Bình sai Từ Văn Ri ám sát chết ở Bến Tre.) Thằng Mầu nó bảo:

- Bộ hỏng mạnh dạn xuống gươm hả? Để tao tặng cho em viên đạn.

"Thế là kết liễu 1 đời hồng nhan bạc phận. Chị Sương là 1 người đẹp nhất của Trung đoàn, con nhà giàu, học sinh ở Saigon, bỏ theo kháng chiến và rước lấy cái chết thê thảm.

"Những người bị chặt đầu, chôn, hoặc thả trôi sông Lòng Tảo hôm ấy tôi được biết gồm có:

- Hai Điều, Trưởng ban quản trị, bị bắt ở An Thành.

- Tám Son, Trưởng văn phòng Trung đoàn.

- Bảy Nghiệp, Tiểu đoàn trưởng, Trưởng ban đảng vụ.

- Năm Son, Trưởng ban quân nhu.

- Bác sĩ Năm Ngà, Trưởng bịnh xá Trung đoàn.

- Chị Sương, 1 thiếu nữ xinh đẹp, thuộc ban quân báo Trung đoàn.

- Chín Lá, Trưởng đài vô tuyến điện.

Sau đây là chuyện của Sư Muôn
Sư Muôn là 1 nhà tu mang nhiều tai tiếng xấu, báo chí phanh phui những hành động lem nhem với phụ nữ. Lý lịch sư Muôn cũng ít người biết, nhưng nhắc tới sư Muôn, những người lớn tuổi ở miền Tây không ai không nghe tiếng. Tôi (Hứa Hoành) may mắn được ông Xuân Tước và 1 vị cao niên khác chỉ dẫn nhiều chi tiết.

Hồi những năm từ 1936-1939, sư Muôn có chùa ở quận Giồng Riềng, tỉnh Rạch Giá. Sát bên chùa có 1 cái am nhỏ, nơi đây những phụ nữ, những bà hiếm muộn muốn cầu tự, thường tìm đến sư Muôn để nhờ làm phép và nhiều người mãn nguyện. Nhờ vậy tiếng ông đồn rất xa.

Sư Muôn tên thật là Nguyễn Kim Muôn, người ở Gia Định, trước làm công chức Sở hỏa xa. Lúc đó, ông có mướn căn phố tại đường Hamelin (Hồ Văn Ngà sau này.) Ông xuất tiền và lạc quyên thêm để cất ngôi chùa Long Vân Tự tại đường Hàng Xanh, Thị Nghè. Bây giờ Long Vân Tự vẫn còn. Trong khi tu, sư Muôn có nhiều chuyện bất chánh với phụ nữ khiến dân chúng căm phẫn. Ông bỏ chùa xuống Giồng Riềng, Rạch Giá, tiếp tục lập chùa, lừa gạt phụ nữ hiếm muộn. Báo chí Saigon đã tố cáo ông thậm tệ.

Đầu năm 1946, Pháp chiếm trọn các tỉnh miền Nam. Hết đất dụng võ, nhóm CS đầu não của Khu 9 gồm Tỉnh ủy Nghiêm Cai Cơ, Bí thư Tỉnh ủy Dương Quang Đông (tức Năm Đông,) Phan Trọng Tuệ, Lâm Ngọc Minh phải bôn đào ra Phú Quốc. Sẵn thấy chùa sư Muôn có cơm gạo do bá tánh dâng cúng, nên bọn này ghé ăn dầm nằm dề tại chùa để ăn chực. Để lợi dụng sư Muôn, họ bèn phong cho ông làm "Ủy viên Xã hội" bằng miệng. Năm 1948, CS bao vây chùa bắt sư Muôn đem giết ven mé rừng, giữa Dương Đông và Hàm Ninh.

Phong trào "Thổ dậy" ở miền Nam vào năm 1945
Miền Nam là đất cũ của Chân Lạp, tức lãnh thổ Miên (sau khi Chân Lạp bị suy tàn.) Dân Nam Kỳ gọi người Miên là "Thổ." "Thổ dậy" là phong trào những người Miên trả thù (cáp Duồng) giết người Việt. Trong thời Pháp thuộc, người Miên, người Việt sống đề huề, thuận hòa với nhau trong gần 1 thế kỷ. Bình thường, bản tính người Miên rất hiền lành. Họ ăn uống cực khổ (thường ăn mắm) làm việc nặng nhọc như chèo ghe, vác lúa ... Người Miên theo Phật giáo Tiểu thừa. Tuy nhiên, bị khích động, họ thịnh nộ, giết người dã man.

Sau khi cướp chính quyền ở Cà Mau (lúc đó là 1 quận,) Ủy ban Hành chánh quận này đã giết hàng loạt thường dân và các nhà sư Miên 1 cách dã man. Thừa gió bẻ măng, khi Pháp ruồng bố tới, Thổ nhứt tề nổi lên theo Pháp để trả thù người Việt, gặp ai giết nấy. Võ khí của họ là chiếc phảng phát cỏ, kèo ngay, xử dụng như mã tấu. Những ai từng sống ở Hậu Giang vào các năm ấy, chắc không khỏi hãi hùng vì những tin "Thổ dậy." Thảm cảnh đó do 1 nhóm Việt Minh CS khơi nguồn, nhưng nhiều người dân vô tội sau đó đã trở thành nạn nhân.

Chứng kiến cuộc hành quyết dã man, ông Văn Nguyên Dưỡng, trong hồi ký "Tết Chạy Giặc Sau Mùa Thu Nhiễu Nhương," đã thuật lại cuộc giết các thường dân và sư sải Miên ở Cà Mau năm 1945 như sau:

"... Rồi không lâu, sau ngày "Mừng độc lập", cuộc tao loạn bắt đầu. Ngoài danh từ mới "Việt Minh" được biết vào ngày đó, tôi còn biết thêm 1 danh từ nữa là "Việt gian." Dân chúng, ai cũng sợ danh từ ấy. Ai cũng có thể bị kết tội là Việt gian với những chứng cớ mơ hồ, hay những việc làm trong dĩ vãng, rồi đem ra bắn hoặc cho "mò tôm." Người đầu tiên bị xử bắn dưới dạ Cầu Quay bên kia sông là cậu Bảy Mầu, "ông Cò Cà Mau." Mắt tôi mở rộng thêm khi biết rằng "có độc lập rồi" mà Việt Minh vẫn đem người ra xử bắn hàng loạt. Nhứt là các sư sãi ngươi Miên bị lôi từ trong chùa Miên ra, hoặc bị bắt ở đâu đó trong quận.

"Cách xử tử quá dã man: Họ trói tay hay bịt mắt, bắn hoặc chặt đầu. Cho rằng các sư Miên có "cà tha" (bùa,) có ngải, súng đạn không lủng, chém không đứt, Việt Minh nghĩ ra các xử tử bằng tầm vông vạt nhọn, đâm vào hậu môn rồi thả trôi sông. Xử tập thể trước mắt công chúng, trông thật khủng khiếp.

"Cầu tàu dưới bến, nơi họp lưu của sông Cà May và kinh xáng Đội Cường, thường là nơi diễn ra cuộc hành quyết đó. Mỗi lần như vậy, dân chúng tò mò kéo nhau đi coi rất đông. Hàng loạt sư sãi Miên bị cột chặt vào 3 đòn tre cứng, dài, mỗi người cách nhau 1 bước, thành 1 hàng ngang, xoay mặt ra phía sông. Quần bị lột bỏ. Đòn tre thứ nhứt đặt trên cổ, sau ót hàng người bị xử tử. Đòn tre thứ hai đặt ngang thắt lưng. 2 tay mỗi nạn nhân bị trói thúc ké, bẻ quặc ra sau lưng, buộc chặt vào đòn. Đòn tre thứ ba đặt ngang mắt cá, phía trước hàng chân dạng ra của họ. 1 đoạn dây buộc vào cổ mỗi người dính vào đòn tre thứ nhứt, kéo thẳng xuống buộc 2 chân họ vào đòn tre thứ ba. 6 du kích khoẻ mạnh giữ cứng 6 đầu của 3 đòn tre, kèm cho hàng người tù tội đứng ở thế cúi người xuống, chổng mông hướng vào mép trong cầu tàu.

"Ở mép trong cầu tàu, đã có sẵn 1 đội du kích bằng với số tử tội, đứng sắp hàng ngang, tay giữ tầm vong vạt nhọn đầu, dựng ngọn lên trời, chờ đợi.

"Đến giờ xử, có lịnh hành quyết do 1 người chỉ huy phất lên. Những tên du kích này hạ tầm vông ngang thắt lưng, chỉa mủi nhọn ra trước mặt, cùng 1 lượt chạy nhanh ra mép cầu, dùng hết sức mạnh, đâm thẳng mũi nhọn vào hậu môn của mỗi tử tội, đẩy cả hàng tù tội này xuống sông và buông luôn cả cây tầm vông ...

"Cách xử như vậy là xong. Bọn du kích Việt Minh bình thản kéo nhau ra về mang đầy máu me của những người bị xử phọt ra. Chúng bỏ cho những người đi coi mặc tình tràn ra cầu tàu nhìn xuống nước, xem những người này sống chết ra sao. Dĩ nhiên không 1 ai sống sót. Nếu họ không chết vì vết đâm thấu ruột gan, thì cũng chêt vì ngộp nước không lâu sau đó. Những cán tầm vông sẽ chổng lên trời hoặc ngã nghiêng xiên xọ, rồi những đàn diều, quạ, kên kên lượn vòng khu vực đó. Vài con đậu trên cán tầm vông. Năm bảy con chúi xuống rỉa thịt xác chết. Cả 1 vùng nồng nặc hôi thúi, gieo sự kinh hoàng tột đỉnh cho mọi người.

"Người dân lành trong quận đã bắt đầu câm nín. Cuộc sống của họ bị đe dọa và bị ám ảnh bởi những cuôc hành quyết man rợ của CS ..."

Hứa Hoành

Nữ nô lệ của thế kỷ 20: Em là thanh niên xung phong

Nữ nô lệ của thế kỷ 20

Ngày ban hành bộ luật “Hôn nhân và gia đình”, ông Hồ Chí Minh đắc ý tuyên bố rằng thể chế chính trị ở Việt Nam là tiến bộ nhất vì là nước đầu tiên ở khu vực Á-Phi đã xóa bỏ chế độ đa thệ Nhưng cũng chính ông Hồ Chí Minh đã giới thiệu (không qua bầu bán) Lê Duẩn thay ông ta giữ ghế bí thư thứ nhất của trung ương cộng đảng Việt Nam có lẽ vì... Lê Duẩn cùng lúc ba vợ. Cũng chính ông ta bổ nhiệm Lê Ðức Thọ cùng lúc hai vợ, vào chức vụ trưởng ban tổ chức trung ương cộng đảng. Cũng chính ông ta đưa ra danh sách bộ chính trị trong đại hội đảng cộng khóa 3 (1960) những nhân vật có vợ lẽ hoặc bồ nhí như Phạm Hùng (2 vợ), Hoàng Văn Hoan (bồ nhí tên là Hoa, hiện ở Pháp); những nhân vật trong ban bí thư như Tố Hữu (bồ nhí), Nguyễn Văn Trân (bồ nhí), Nguyễn Côn (bồ nhí), Văn Tiến Dũng (bồ nhí), Xuân Thủy (bồ nhí); chủ tịch tổng công đoàn, kiêm viện trưởng viện kiểm sát tối cao, kiêm chủ tịch đoàn chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc là Hoàng Quốc Việt (bồ nhí). Ðược phép bỏ vợ già lấy vợ trẻ như Trần Xuân Bách, Nguyễn Ðức Lạc, Cù Huy Cận... Cho phép lấy thêm vợ lẽ như Trần Huy Liệu, Nguyễn Khánh Toàn, Hoàng Minh Giám... Phải chăng những đảng viên thân cận của ông Hồ vẫn được phép đa thê ? Và, thực sự trong con mắt của ông Hồ Chí Minh và đảng của ông ta, phụ nữ vẫn là “đồ chơi”... rẻ tiền nhất. Vì, ông ta cũng hay quất ngựa truy phong.

Sau khi được ăn hai cái bánh vẽ của ông Hồ Chí Minh là “được giải phóng” và “được bình đẳng”, người phụ nữ Việt nam bị khoác vào cổ một lô gông xiềng “3 đảm”, “tay búa tay súng”, “tay cày tay súng”.

Trong “3 đảm” có hai khoản là “đảm đang việc nước” và “đảm đang việc xã hội”, nghĩa là thay người đàn ông làm lính và nhận gánh nặng lao động sản xuất trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân và kinh tế quốc phòng cũng như sức nặng của sưu dịch - tức một năm tự túc lương thực đi dân công 3 tháng hoặc gia nhập các đội thanh niên xung phong thường trực.

Người phụ nữ xưa kia làm nhiệm vụ thờ chồng, nuôi con, vun vén gia đình mình ở vị trí “nội tướng” thì nay được ông Hồ Chí Minh và đảng của ông ta cho làm cùng lúc vừa là lính vừa là nông hoặc công nhân, vừa là phu phen tạp dịch.

Không chỉ ở lãnh vực sản xuất mà ngay trong lãnh vực nghệ thuật, phụ nữ cũng được xử dụng như những nữ nô lệ của giới chức cầm quyền chóp bụ Các “cô văn công” tài sắc thường để mua vui cho “lãnh đạo” khi mệt mỏi, ốm đau và được dùng trong một số mưu đồ chính trị. Thí dụ : nữ ca sỹ Khánh Vân được theo ông Hồ đi Ấn Ðộ chỉ vì nghe nói thủ tướng Nerhu và con gái là Indira Gandhi thích giọng ca của Khánh Vân. Xong việc, Khánh Vân đau ốm bị bịnh tâm thần cũng chẳng được chữa chạy và chết thật thảm khốc. Thúy Quỳnh (nay là giám đốc nhà hát nghệ thuật) là diễn viên múa, có chửa con so đã được năm tháng mà chỉ vì yêu cầu của Fidel Castro muốn có đoàn múa Việt nam (cộng sản) nhân quốc khánh Cuba nên chính quyền Hồ Chí Minh đã buộc Thúy Quỳnh phải “phá thai” và chỉ được nghỉ 10 ngày sau khi làm “đọa thai nhân tạo”, đã phải lên đường đi Cuba “phục vụ nước bạn”! Aí Loan (chị Aí Vân) một nghệ sỹ cải lương tài sắc, trước ngày cưới bị bắt đi vét bùn ở sông Tô Lịch do cống thành phố chảy ra nên bị chết vì uốn ván. Ca sỹ Tường Vi của đoàn văn công Tổng cục chính trị, người có giọng hát quyến rũ đã “được” anh chàng đại úy Koong-Le của Lào chết mê chết mệt. Mặc dù Tường Vi đã có chồng con, nhưng chính quyền cộng sản Hà-nội lúc đó cũng định “ghép đôi” để lợi dụng Koong-Lẹ May mắn sao đại úy một bước lên trung tướng Koong-Le bị ngã ngựa chính trị ! Nguyễn Thị Hằng (nay là ủy viên trung ương cộng đảng) được một đô đốc hải quân Nga-xô có “tình cảm đặc biệt” nên được bổ xung vào đoàn quân sự đi xin vũ khí về giết dân và đặc biệt là được “đi trước” và “về sau” đoàn.

Ðể chắp vá thêm cho tấm bình phong che đậy bộ mặt bán nước hại dân, ông Hồ Chí Minh đích thân viết thư mời bà Hoàng Thị Thế con gái cụ Ðề Thám, ở Pháp về (1960). Sau khi chụp ảnh, quay phim, báo chí trong và ngoài nước đưa tin đã tới mức “quá đầy đủ” thì bà Hoàng Thị Thế bị đưa về “lưu đày” ở Bắc Giang. Cũng may chính quyền ở tỉnh và huyện hầu hết là binh lính hoặc con em binh lính cụ Ðề Thám nên bà Thế không bị khó khăn lắm. Thế là ông Hồ cho lôi bà về Hà-nội, ở một phòng thuộc lầu 2 nhà tập thể trong ngõ Khâm Thiên, tháng tháng ra Mặt Trận Tổ Quốc lĩnh một số tiền vừa đủ khỏi chết đóị Bà Thế xin trở lại Pháp không được và đã chết già trong cô đơn và nghèo khổ.

Ngay “được” làm vợ của các “ông lớn” thì nhiều phụ nữ cũng vẫn chỉ như “con ở”; chẳng có chút bình đẳng nào trong quan hệ vợ chồng. Thí dụ như vợ chồng Trường Chinh, trong khi ông ta ngồi ăn cơm thì bà vợ mặc áo dài đứng hầu cơm. Hay như Lê Duẩn, bà vợ cả được cho qua “gánh việc nước” ở sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh (Trung cộng). Còn Xuân Thủy, ngự tọa trong tòa vi-la liền tường với trường Nguyễn Trãi (cũ) ở đường Lý Thường Kiệt, sang trọng tiếp các Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Thị Hằng v.v... để bàn “việc nước” ở nhà trên; còn bà vợ già răng đen, ăn trầu thuốc, lấy ông ta từ khi Xuân Thủy còn thái dao cầu, tán thuốc bắc ở ga Ða Phúc thì... ăn ngủ ở nhà ngang, chỗ xưa chủ Tây cho bồi bếp và chị hai ở! Nữ ca sỹ Diệu Thúy, giọng hát trẻ đang lên, vừa tốt nghiệp trường đại học âm nhạc Hà-nội, trong chuyến đi Chili - thời kỳ A-gien-đê cầm quyền - với bí thư thứ nhất đoàn thanh niên lao động (cộng sản) Hồ Chí Minh là Vũ Quang, bị “ăn cơm trước kẻng” (tức ngủ trước khi cưới) khi ghé qua La Habana; về làm vợ Vũ Quang, không còn được

*
***
*

về làm vợ Vũ Quang, không còn được hát “phục vụ” nhân dân nữa mà ngày ngày cơm nước, giặt giũ và tưới nước cho những giỏ phong lan do các chi đoàn thanh niên trong quân đội và thanh niên xung phong ở Trường sơn gửi biếu. Bà vợ già của Trần Xuân Bách - là đảng viên “lão thành” - cùng hoạt động từ thời kỳ bí mật cho đến lúc bật mí, chồng làm chánh văn phòng trung ương đảng (cộng), chiếm một tòa vi-la đồ sộ tại Hà-nội, có kẻ hầu người hạ còn đông hơn của “tư sản mại bản”, lại có cả một cô “đầu bếp” mới 20 tuổi, đã tốt nghiệp trường trung cấp nấu ăn, phục vụ nhưng bà vợ già vẫn phải ở Nam Ðịnh làm “việc nước” và “xã hội”. Ðùng một cái, từ bộ chính trị “phôn” về Nam Hà lệnh cho bí thư tỉnh uỷ là Lê Ðiền phải cho tòa án tỉnh xử ly hôn khẩn cấp cặp vợ chồng “vừa là đồng chí vừa là phu thê” ấy để ông Trần Xuân Bách kịp cưới cô đầu bếp 20 tuổi - bằng 1/3 tuổi của ông Bách - kẻo con biết bò vào dịp đầy năm cưới của mẹ.

Những thí dụ về “người thật việc thật” hay “con người mới xã hội chủ nghĩa” đó kể cả đời người cũng không hết. Trên đây tạm dẫn chứng như là nền của bức tranh của ngày hội được “giải phóng” và “bình đẳng” của phụ nữ Việt nam do “công ơn” ông Hồ Chí Minh và cái đảng ma-phi-a của ta ông đem lại.

Nhân dân là vô tận

Ðầu đề trên là khẩu hiệu đầy “sáng tạo” của chính ông Hồ Chí Minh khi phát triển khái niệm kinh điển của chủ nghĩa cộng sản rằng “người là tư bản quí nhất”. Chính vì thế ông Hồ Chí Minh đã tung ra lệnh cho đảng của ông ta là “dù có phải đốt cháy Trường sơn” hay “tát cạn biển đông” - một dạng khác của tư bản (bình thường) thì cũng phải giải phóng (tức thôn tính) miền Nam Việt Nam (còn hàm ý cả Lào và Cam-bốt) để thu được “tư bản quí nhất” là “quần chúng nhân dân” trong đó bao gồm “quần chúng phụ nữ”. Biểu hiện thành chính sách cụ thể cái tư tưởng “tàn bạo, khát máu” đó của ông Hồ, trước năm 1975, phụ nữ ở cả hai miền Bắc và Nam Việt Nam đều bị lợi dụng theo những phương thức khác nhau.

Ở miền Bắc, phụ nữ vừa là lính; vừa là lao động chính thay trâu cày bừa trên đồng ruộng, thay máy trong các công trường xí nghiệp; vừa là phu đi đắp đường, khẩn hoang, xây dựng các công trình phục vụ quân sự, hoặc có thời hạn - mỗi năm 3 tháng phải tự túc lương thực, hoặc phải thường trực - tức thanh niên xung phong. Người phụ nữ phải làm tất cả những việc nặng nhọc nhất, hoàn toàn không phù hợp với giới tính; bị bóc lột sức lao động tàn khốc dưới cái trò thi đua “làm thay cho đồng bào miền Nam”, làm thay cho anh “anh Trổi, chị Quyên” để phải lao động cả 3 ca/ngày và hoàn toàn không có ngày nghỉ trong suốt 3 tháng đi sưu như vậy trong mỗi năm. Còn nữ thanh niên xung phong ? Ðược nuôi cơm... độn, một năm 2 bộ quần áo, được đi phép 10 ngày/năm, được lương tháng đủ ăn... những 2 tô phở theo giá mậu dịch quốc doanh (nếu là nam giới thì chỉ đủ tiền một lần hớt tóc). Ðiều đáng nói là chị em phải lao động không kể giờ giấc, hoàn cảnh, địa hình, tình trạng sức khỏe. Nghĩa là ngày kinh nguyệt cũng phải lội sông, ngâm bùn, gánh nặng; ốm bệnh cũng phải lao động; lao động không kể ngày đêm : từ làm đường ở Trường Sơn cho đến phá bom nổ chậm; từ tải thương cho đến gánh vác súng đạn. Ấy thế mà trong thực tế người nào cũng phải làm đơn “xin hiến” 10 ngày phép năm cho “đảng” và “bác” cho đến khi “cách mạng thành công” và còn thi đua “mặc áo cũ không lãnh áo mới” để tiết kiệm tiền của vào việc “đánh Mỹ-Ngụy”! Mỗi tháng còn vài lần nhịn ăn lấy gạo “giúp đồng bào miền Nam ruột thịt” (vì như sách, truyện của đảng cho biết : miền Nam đói khổ đến nỗi lính Mỹ còn phải “cưỡi trực thăng đi cướp từng bao gạo” và nhà buôn thì trộn hạt ny-lông vào gạo để bán)!!! Bị chôn vùi cả tuổi trẻ trong rừng sâu, bị lừa đảo niềm tin, bị tước đoạt sức khỏe và hạnh phúc, bị làm “trò giải khuây” cho những người lính “sinh Bắc tử Nam” trên đường hành quân... nên hầu hết nữ thanh niên xung phong bị bệnh phụ khoa, bị rong kinh, bị sốt rét rừng, bị bệnh đường ruột, bị tâm thần... mà không được chữa chạy, bị... phá thai chôn gốc cây rừng v.v... Có ai thoát về làng thì cũng... quá lứa lỡ thì ! Ông Hồ Chí Minh kêu gọi thanh niên rằng :“Ðâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên” cũng như bài “Thanh niên xung phong ca” có câu :

“Bác Hồ dạy chúng ta Không có việc gì khó Ðào núi và lấp biển Quyết chí cũng làm nên”

Nhưng chỉ có “thơ ghế đá” mới nói đúng số phận của nữ thanh niên xung phong :

“Em là thanh niên xung phong Ðắp đường, tải đạn, long đong tháng ngày Ðảng nuôi hai bữa một ngày Cơm độn ba bát, muối đầy lòng tay Aó quần hai bộ đổi thay Một năm đi phép mười ngày... “có lương” Cho nên chẳng có người thương Xuân tình chợt gặp giữa đường với nhau Nói ra bảo kể khổ đau Thời gian thấm thoát bước mau về già Sốt rừng da mái, mắt lòa Ðảng cho giải ngũ về nhà ăn rơm ! Tuổi xuân chôn chốn Trường sơn Nhiều cô thai nạo vứt chân cây rừng Về làng chân bước ngập ngừng Tương lai mờ mịt, gối trùng, lưng cong Biết khôn đã chót vào tròng !!!”

Hai chính sách nữa rất tàn bạo của ông Hồ Chí Minh và cái đảng ma-phi-a của ông ta đối với phụ nữ miền Bắc Việt Nam (kể cả một số vùng trong Nam gọi là “vùng giải phóng”) là đem phụ nữ làm cái mồi câu, làm vật khen thưởng mua bán (nhất là phụ nữ ở nông thôn): một là tổ chức theo lối cưỡng bức để buộc nữ thanh niên lấy chồng là thương bệnh binh - nhất là những người lính bị tàn phế nặng - làm chồng mà còn phải làm đơn tình nguyện “lao động nuôi chồng” không nhận một thứ trợ cấp nào. Chính sách tàn bạo này đã là nguyên nhân của biết bao vụ “vợ đầu độc chồng” cho thoát nợ đời hoặc người vợ đành... tự tử chết mà không nhắm được mắt. Hai là tổ chức cưới cho những thanh niên bị bắt lính trước khi nhập ngũ vài ngày nhằm trút gánh nặng lao động bên gia đình người tân binh lên đầu người phụ nữ, nhằm lấp lỗ hổng trong luật nghĩa vụ quân sự về khoản “miễn đi lính cho những thanh niên là con một trong gia đình”. Chính quyền Hồ Chí Minh tổ chức lấy vợ cho thanh niên đến tuổi bắt lính và lý luận rằng “khi người thanh niên con một có vợ thì không còn là con một nữa vì vợ cũng là con trong gia đình nên không được miễn lính như luật nghĩa vụ quân sự qui định”!!! Còn nữa, đó là ràng buộc tình cảm người lính với “quê hương” để yên tâm đi chiến đấu cho “sự nghiệp của đảng và bác” vì cha mẹ đã có vợ “đảm đang” (khoản thứ ba trong đường lối “3 đảm” của phụ nữ), hệt như ngón võ “tập kết ra Bắc” của năm 1954. Người phụ nữ vừa kịp hưởng tuần trăng mật với chồng nay sống trong sự chờ đợi còn nhức nhối hơn Pénéllope chờ chồng sau cuộc chiến thành Troie, bị cột cho sợi dây “vợ bộ đội cụ Hồ” để trói vào guồng máy “lao động quên mình” vì nước vì chồng ! Chính nó là nguyên nhân đẻ ra bao chuyện “bi hài” của xã hội miền Bắc Việt Nam dưới chế độ Hồ Chí Minh, cứ tưởng “như đùa”. Một thí dụ : bệnh viện C (bệnh viện phụ sản đầu ngành của miền Bắc Việt Nam) ở Hà-nội được một bệnh nhân từ Hà Bắc chuyển tới. Bác sỹ Thìn phó giám đốc bệnh viện - đã sống từ chế độ Bảo Ðại, không thể nào ngạc nhiên hơn được khi biết nguyên nhân bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng “chỗ kín” là do người chồng bệnh nhân, một tân binh lấy vợ được 3 ngày thì phải “ra trận”, vì quá ghen đã lấy kim chỉ khâu “chỗ ấy“ của vợ lại (chắc vì chưa biết đến loại “thắt lưng trinh tiết” của nước Nga xưa)!!!

Ðiều đáng lưu ý nữa là chính cái cảnh “chồng Nam vợ Bắc” khổ hơn cả vợ chồng ngâu (ít ra một năm được gặp nhau một lần) cộng với đời sống kinh tế khó khăn cùng cực và quyền sinh quyền sát của các cấp uỷ đảng nên chị em vắng chồng trở thành đàn gà con trước cấp uỷ đảng quạ. Nạn chửa hoang, phá thai từ nông thôn đến thành thị là chuyện “quá bình thường”. Người phụ nữ đi phá thai được “đảng và bác” bảo vệ tuyệt đối bí mật (như bí mật quốc phòng). Các cơ sở nạo thai chỉ biết nạo thai theo yêu cầu của người nạo, không cần một giấy giới thiệu nào, không được hỏi họ tên và “tác giả“ của thai nhi. Sáng vào nạo, chiều ra về, cứ như đi lao động “thông tấm”, hàng xóm có tọc mạch cũng đành chịu. Các bào thai nạo ra được chế biến thành thuốc bổ, nghe nói còn hơn “lợn hà nàm”. Ðó cũng là nguồn “lấy thu bù chi” của cơ sở nạo thai, tất cả trực thuộc uỷ ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em do chính ông thủ tướng Phạm Văn Ðồng làm chủ nhiệm và bà Ðinh Thị Cẩn, uỷ viên dự khuyết trung ương cộng đảng từ khóa 3, xuất thân là đầu bếp của ông Hồ Chí Minh, làm phó chủ nhiệm phụ trách thường trực. Thế là dưới chế độ Hồ Chí Minh, tục “người ăn thịt người” được khuyến khích như quốc sách và phụ nữ ngoài chức năng là “đồ chơi”, là “đồ trang sức”, là “nô lệ” lại còn có nhiệm vụ “sản xuất” thêm “chất đạm” - tức thai nhi - cho xã hội !

Còn phụ nữ ở miền Nam thì sao ? Tất nhiên ông Hồ Chí Minh và cái đảng ma-phi-a đã triệt để lợi dụng thể chế chính trị ở miền Nam trước 1975 có lỏng lẻo và nhiều sơ hở, nghĩa là có việc độc tài độc diễn, có việc dân chủ quá trớn, cùng với sự “nhẹ dạ” và “lòng yêu nước” của phụ nữ để lập ra những đội quân “tóc dài”. Những chị Quyên (vợ anh Trổi mà nhà thơ cung đình Tố Hữu “lộn” tên làm thơ khi gọi là Trôi lúc gọi là Trổi !). chị Tạ Thị Kiều, Chị Trần Thị Lý v.v... được đề cao, đến mức Tố Hữu hạ bút vẽ tàu bay... giấy cho chị Lý :

“Em là cô gái hay nàng tiên Em có tuổi hay không có tuổi ? Tóc của em hay là mây là suối?...”

Nhưng cũng chị Lý ấy sau 1975 về ở Ðà-nẳng đến tận 1991 vẫn khổ như ăn mày vì bệnh tật, lương thấp, chồng cũng là thương binh. Ðảng bận hưởng thụ quên đã đành, ngay chính nhà thơ kiêm chính trị và kinh tế gia (loại 3 xu) Tố Hữu cũng quên luôn sau khi lĩnh một đống tiền nhuận bút về bài thơ. Chỉ có chị Quyên, nhờ được vào “bưng” ở với “chú” Nguyễn Hữu Thọ và “chú“ Trần Bạch Ðằng, nên được phóng viên báo Cứu Quốc (Hà-nội) là Thái Duy đi công tác B (tức xâm nhập miền Nam) đổi tên thành nhà văn giải phóng Trần Ðình Vân, phỏng vấn viết một truyện ngắn “người thực việc thực” được đích thân Tố Hữu đặt tên truyện là “Sống như anh”, nên sau 1975, vào lúc anh Trổi được tạc tượng và được đặt tên cho đường phố Sài-gòn, chị Quyên được các chú kiếm cho một tấm chồng khác và được cho ngồi ghế giám đốc nhà hàng Vĩnh Lợi (đường Hàm Nghi, quận nhất, Sài-gòn). Ðúng là có số “quý nhân phù trợ”, mệnh “giáp thọ giáp đằng”!

Còn số phận đội quân tóc dài ? Xin giành để bạn đọc tìm trong truyện ngắn “Tượng đài” của Hoàng Thiếu Phủ đăng trên tờ “Tuổi trẻ cười” hiện nay của Sài-gòn, rất đầy đủ.

Ngoài cái số đội quân tóc dài đó ra, phụ nữ miền Nam Việt Nam có chồng là sỹ quan, binh lính, nhân viên chính quyền Việt Nam Cộng Hòa v.v... bị lừa đi tù (học tập cải tạo) cũng bị đảng ma-phi-a của ông Hồ theo đúng sách của đảng trưởng để lợi dụng “triệt để”. Ðó là đem chị em ra làm phần thưởng cho tù nhân. Tất cả các trại tù của cộng sản Việt Nam đều áp dụng chính sách rằng tù nhân nào “cải tạo tiến bộ” sẽ được phép “ngủ với vợ mình 24 giờ, 48 giờ hoặc hơn” - tùy theo mức độ tiến bộ hoặc số lượng tiền đút lót công an. Trong lịch sử Việt Nam, có lẽ chỉ có cái đảng ma-phi-a của Hồ Chí Minh mới đủ vô liêm sỷ là đem vợ tù ra làm phần thưởng cho tù, chưa kể sự bẩn thỉu thú vật của lũ công an là chọc tường để rình xem vợ chồng tù ngủ với nhau để kháo thành chuyện cười của bọn chúng và trêu chọc người tù được ngủ với vợ của mình !..

Sau sự “đứt phim” năm 1975, miền Nam được “hoàn toàn giải phóng” nên phụ nữ miền Nam được đi vào vết xe đổ của phụ nữ miền Bắc, nghĩa là vừa là “đồ chơi” vừa là “đồ trang sức” vừa là “nô lệ”. Nam thanh niên cũng được vét vào lính để “giải phóng Cam-bốt”, để khi trở về hoặc “lê trên nạng gỗ” hoặc nằm trong bệnh viện “chờ” một chị em nào đó dại dột nghe lời đảng “cõng về làm chồng...hờ”, may mắn lắm thì được hỏa thiêu cho vào lọ sành đem về cho gia đình, hoặc thất nghiệp đi lang thang ngoài phố “chiêm ngưỡng” các anh chị hải quan, thủy thủ tàu viễn dương, công an các loại và con cái giới quan lại đỏ nhậu nhẹt và khoe bộ cánh hợp thời trang ! Và, phụ nữ lại gánh toàn bộ sức nặng của mọi loại hình sản xuất và phục vụ sản xuất của xã hội.

Con đường phụ nữ miền Nam phải đi sau lá cờ đỏ sao vàng hệt như phụ nữ miền Bắc trước đây, đã ai oán rằng :

“Chồng bị bắt lính phương xa Mẹ cha cải tạo chết già rừng sâu Ngày cày thay kiếp ngựa trâu Ðêm làm cái nệm để hầu quan viên : - Ðảng uỷ, chủ tịch ưu tiên Trưởng công an xã tiếp liền theo sau Ơn đảng, nghĩa bác dày sâu Nhân dân thành đĩ, thành trâu hết đời Thấu tình chăng, hỡi Ðất, Trời ?”

Nhiều chị em, chồng bị lừa đi tù (cải tạo), đã phải chịu sự cưỡng ép bán thân cho quan lại đỏ để yên thân nuôi con và có thể đi thăm nuôi chồng, như trong vụ án Hai Hiệp ở Ðồng Nai, hay như bà chủ tiệm phở “Thủy tiên” ở phố Tự Do (Ðồng khởi) Sài-gòn với tên Ngọc, chủ tịch phường... Ngay một diễn viên điện ảnh nổi tiếng, từng bị ghép là nhân viên CIA của Mỹ, cũng đành đến nhà riêng “chú“ Cao Ðăng Chiếm (thứ trưởng công an, phụ trách khu vực miền Nam) cho nên mới được “chú Chiếm” viết lá thư tay cầm ra Hà-nội gặp riêng “chú” Phạm Hùng (bộ trưởng công an), nhờ vậy cô diễn viên có cái phận “Thuý Kiều” đó mới được Hồ Tôn Hiến (của cộng sản chứ không phải của cụ Nguyễn Du) đặc cách cho thăm cả chồng sau và... chồng trước. Hơn thế, ông chồng sau còn được thả sớm hơn cả thượng sỹ canh cửa sân bay Tân Sơn Nhất và được... vào cả quốc hội làm đại biểu của dân (may thiệt).

Ðau khổ của phụ nữ Việt Nam còn phải nhắc đến những người ra đi phải bỏ xác ngoài biển, phải chịu cảnh cưỡng hiếp của hải tặc, phải nằm chôn năm tháng trong các trại với bao nhục nhằn. Mà, tác giả những bất hạnh đó của phụ nữ vẫn là ông Hồ Chí Minh và cái đảng ma-phi-a của ông ta. Còn phải kể đến biết bao chị em bị bán làm nô lệ (dưới cái uyển ngữ “hợp tác lao động”) sang Nga, Trung Ðông v.v... trong cảnh mang con bỏ chợ. Ðược sự “chỉ đạo” của đảng ma-phi-a tác giả các văn tự bán nô lệ đó chính là Trần Ðình Hoan và Nguyễn Thị Hằng - cô bồ tỉnh Thanh của ông lang cách mạng Xuân Thủy. Cho nên đến đại hội đảng ma-phi-a lần 7, cả Hoan lẫn Hằng đều được là trung uỷ chính thức !


Về xã hội miền Bắc cuối thập niên 60, đầu thập niên 70



“Hàng ngày, vào các buổi chiều, người miền Bắc lắng nghe đài “Mẹ Việt Nam” trong chương trình “sinh Bắc tử Nam” và cầu nguyện cho đừng nghe tên của thân nhân mình. Ban ngày những xác chết phình trương, mất đầu, cụt tay. Người ta bỏ chạy tránh máy bay Mỹ. Ban đêm dùng chiếu bó lại, đốt đuốc đưa ra những cánh đồng chôn vội vã. Khắp mọi nơi, mọi cánh đồng mỗi lần máy bay Mỹ oanh tạc đều có những buổi chôn người tập thể về đêm…


Chính sách của đảng đối với anh em đi làm nghĩa vụ ở miền Nam đều được chính phủ trợ cấp cho vợ con và được hợp tác xã nâng đỡ. Nhưng cứ sau mỗi lần Đảng ủy xã và hợp tác làm lễ truy điệu thì khoản trợ cấp bị cắt và hợp tác hết trách nhiệm. Phần trợ cấp vật chất để giải quyết cho đợt mới lớp người sắp bị hy sinh. Lúc ấy người ta sợ nhất là nhìn thấy người phát thơ. Hàng ngày hàng trăm cái thơ báo tử để trong xắc cốt người cán bộ xã. Anh ta đi đến nhà nào là mang đau thương tang tóc đến nhà đó. …họ sợ nhất là sau cái lễ “truy điệu trọng thể” để “Tổ Quốc ghi công”, là họ bị đẩy ra lề xã hội, không ai nuôi dưỡng. (10)


Tiếp tục nói về thảm cảnh chiến tranh, nơi trang 145 tập một, Hoàng Hữu Quýnh đã nêu lên tệ nạn bi hài kịch “con của ông, em của bố”: Thanh niên trai tráng đi B rồi chết như rạ. Ở nhà chỉ còn cha già, vợ trẻ. Vậy là cha chồng lấy nàng dâu.

Nhiều đoạn khác Hoàng Hữu Quýnh cũng tả cảnh bi đát của kinh tế nông thôn khiến nhiều cô thôn nữ trẻ phải vào thành “bán trôn nuôi miệng”, trong số đó không ít vị thành niên. Trang 140 tập một, Hoàng Hữu Quýnh viết:


Tại Hà-nội trong đợt thanh niên làm nhiệm vụ kiểm tra nếp sống thời chiến, trong vòng một đêm bắt được hơn 400 cô gái làm đĩ, phần lớn là người các tỉnh lân cận Hà-nội.” Sang trang sau ông lại viết: “Thành, bạn tôi đã kể cho tôi nghe tại thành phố Nam định, những bé gái chỉ 13, 14 tuổi đã lang thang ở vườn hoa bến tầu. Mỗi lần thấy người đi qua các em gọi lại. “Chú ơi, chú chơi cháu đi. Chú muốn Tam Đảo hay Điện Biên tùy ý chú.


Nói về việc ngăn chặn tệ nạn đĩ điếm, ăn cắp… Hoàng Hữu Quýnh viết:


Trưởng ban chỉ đạo là những thứ trưởng, cục vụ trưởng đã bị thi hành kỷ luật vì gian dâm vợ người có hệ thống, ăn cắp ăn hối lộ cũng có hệ thống. Nay họ lại là người cầm cân nảy mực để hạ thủ các bộ hạ của mình. Nghĩ cũng nực cười đứa ăn cắp lớn đi bắt đứa ăn cắp nhỏ. (140)

Trong chương đầu tập hai Hoàng Hữu Quýnh đã viết về hậu quả tai hại của phim ảnh Liên Xô ảnh hưởng đến tuổi trẻ miền Bắc:

Hoàng Hữu Quýnh
Nguồn: Tôi Bỏ Đảng/MV
--------------------------------------------------------------------------------

Sau cái lần chiếu phim nữ tài tử dậy hổ của Liên Xô, thì ở ngay phố Khâm Thiên có 3 em trai dưới tuổi vị thành niên, vào khoảng 13, 14 đón bắt cóc một nữ công an trói tay chân lại, đem vào nhà khóa cửa lại, thi nhau hãm hiếp từ chiều cho đến sáng. Về sau đám thanh niên cũng bắt chước, bắt cóc con gái ở các tỉnh về Hà Nội, nhốt vào nhà riêng khóa chặt cửa lại, rồi thi nhau hãm hiếp cho tới chết. Dạo đó ban đêm con gái không dám ra đường….

Cả Hà-nội nhốn nháo về vụ một phạm nhân được tháo cũi sổ lồng, vào ngay nhà viên thiếu tướng công an hãm hiếp rồi giết con gái của ông.


Theo lý thuyết, chủ nghĩa duy vật vô thần của cộng sản không coi việc trai gái, mại dâm là phi đạo đức. Hơn nữa các cán bộ cao cấp thường tự cho phép mình hết vợ bé, đến tình nhân. Nhưng đối với cán bộ cấp dưới và đảng viên thì lại hết sức nghiêm khắc. Như Hoàng Văn Chí đã chứng nhận họ muốn cán bộ và chiến sĩ của họ để dành sinh lực cho cuộc chiến, cho lao động, giống như người ta nuôi gà chọi, hay gầy dựng đội bóng đá. Hoàng Hữu Quýnh cũng nêu lên những trường hợp đảng cấm đoán và chế tài những vụ trai gái yêu nhau đến kỳ cục:
“Ông bí thư đảng ủy giao cho ban chấp hành Đoàn thực hiện chiến dịch “bắt ếch” tại trận.” Công cuộc được bố trí ra sao, các nạn nhân sa bẫy như thế nào được Hoàng Hữu Quýnh mô tả chi tiết hấp dẫn trên hơn 3 trang sách:

“Ích đẩy cửa bước vào. Nga chuẩn bị cơm rượu sẵn sàng. Khi Ích vào phòng, cánh cửa đóng sập lại….Nga vén hai ống quần lụa …Ích người run lẩy bẩy, sờ soạng…cái giường kêu cót két…Bên ngoài cửa sổ Lê Đạt, Thuyên bí thư chi bộ, Huỳnh trong ban chấp hành đoàn, Nghệ đoàn viên, Tiến đảng viên …và một đám đông trẻ con…Bọn họ theo dõi từ lúc Ích đẩy cửa bước vào ..Những cử chỉ của cô y tá và anh kỹ sư đã làm cho mọi người xem nín thở chờ đợi. Phút cuối cùng, ở giây phút mà cả hai người run lên, không biết gì nữa….thì cánh của sổ mở tung và mọi người nhất tề đổ bộ vào…Biên bản hủ hóa được lập tại chỗ. Hà-nội ngày 19 tháng 6… …Chúng tôi đã bắt được tại trận anh Nguyễn Tiến Ích đang hủ hóa với cô Vũ Thị Thúy Nga vào hồi 18g30 tại học viện Thủy Lợi Hà-nội. Lúc bắt qủa tang thì hai người thoát y tại phòng cô Nga…..” (tập một trang 158)

Sự việc trên thực khó tin, nếu tác giả đã không cam đoan ở đầu sách là ông “đã dùng ngưòi thật việc thật”. Nhưng còn một chuyện nữa còn khó tin hơn, khi ông nói về tính hiếu dâm của Hồng Mỹ con của Lê Duẫn. Cô này, tên thực là Lê Thị Muội, thích "làm tiền " "với" người ngoại quốc trên bãi và dưới biển ở Sochi, Liên Xô. Lúc ấy có ba cô con gái của tổng bí thư Lê Duẫn tại Liên Xô. Khi tôi đọc cuốn sách này lần đầu ở thư viện Linda Vista, thì thấy có độc giả ghi bút chì ở bên lề: “Vớ vẩn! Con gái Lê Duẫn thì đâu thiếu tiền. Bố nó hút máu của nhân dân thiếu gì tiền.” Nếu ta tin tác giả hơn vị độc giả này, thì ta chỉ có thể giải thích là bọn lãnh tụ cộng sản thường có thói “đạo đức giả” cho nên con y cũng không biết y có nhiều tiền. Và y cũng dấu cả vợ con chăng. Hoặc giả như chính Hoàng Hữu Quýnh cũng đã viết rằng cô này không giống tính cha, mà còn phê bình cha “ba chỉ làm bù nhìn cho bọn Nga mà thôi”, cô ta lại có tinh thần rất tự do, phóng khoáng, sau này đã lấy người ngoại quốc. Tính tự do phóng khoáng một phần do thời niên thiếu Hồng Mỹ sống ở vùng quốc gia, theo học tiểu học ở trường quận Triệu Phong, quê Hoàng Hữu Quýnh. Vả lại tính đa dâm cũng có di truyền: Cha nào con nấy.

Trong tập hai, có lẽ không phải là phần hai của cuốn hồi ký, mà đúng ra là một tập truyện. - theo tôi nghĩ, nếu không phải là hư cấu, thì cũng hơi cường điệu - tác giả đã thuật lại chuyện đau lòng của một cô Nguyệt bị cố vấn Liên Xô hãm hiếp. Cô là con bí thư huyện ủy. Khi bị một cố vấn Nga tấn công tình dục trên bãi biển Đồ Sơn, cô đã được một chàng trai nghèo tên Quảng liều thân giải cứu. Lần ấy cô đã thoát. Nhưng Quảng thì bị đánh trọng thương, rồi bị vu vạ và đi tù năm năm. Viên bí thư huyện ủy, cha cô gái, không can thiệp cho Quảng, khiến cô buồn khổ. Nhưng rồi cái tên cố vấn đó, thấy nhà cầm quyền bênh mình rõ ràng, lại tìm đến nhà cô trong lúc cô ở một mình. Y đã dùng sức mạnh chiếm đoạt làm cô có bầu. Để giấu nhẹm hành động bỉ ổi này người ta đã ép cô phải lấy tên cố vấn Nga, hoặc phá thai. Nhưng cô nhất định không chịu lấy tên cố vấn. Còn bác sĩ cả Nga lẫn Việt đều không chịu phá thai, vì muốn cô phải lấy tên cố vấn. Lần này thì cha cô chịu nghe lời cô. Ông đổi thái độ quay ra chống đảng, nên bị bắt giam và chết trong tù. Mẹ cô và em cô bị xe cán chết. Hoàn cảnh hết sức bi thảm. Cuối cùng Nguyệt “đã chết vì bệnh chán chế độ, ngao ngán chủ nghĩa rồi điên loạn vì đời sống ngặt nghèo.” (tập hai trang 102) Câu chuyện dài 36 trang đã kết thúc một cách hơi đột ngột làm cho người đọc có cảm tưởng tác giả chỉ có ý nói lên lời kết án chế độ của chính ông.

Cũng trong tập hai tác giả đã để 20 trang tiếp thuật lại chuyện của một cô gái trong đội nữ binh 5 người đóng ở trên đỉnh núi cao một cây số rưỡi gần đèo Nậm U. Tên cô ta là Ngọc, có người yêu là một sinh viên ở Hà-nội, nhưng ngoài công việc nguy hiểm là gỡ mìn, cô còn phải “hộ lý” cho viên chính ủy sư đoàn tên Lê Văn Tài. Khi nào thích y cứ điện thoại lên hầm trú ẩn của đội nữ binh yêu cầu đội trưởng phái Ngọc xuống phục vụ y. Một hôm Ngọc sắp hoàn thành nhiệm vụ gỡ mìn trong ngày, đến lúc gặp quả cuối cùng thì bị nạn, mìn nổ tan xác cô. Nữ đôi trưởng Thành cử cô khác tới sư đoàn, bị chính ủy Tài gọi điện khiển trách : “Các đồng chí không chấp hành mệnh lệnh cấp trên, vô tổ chức, vô kỷ luật! Cử không đúng đối tượng lên nhận nhiệm vụ ở sư đoàn bộ…” Thành gục mặt xuống nức nở. Đến nước này quá lắm rồi không nhịn được nữa…” Tác giả kết thúc câu chuyện như sau:


Thời gian vẫn trôi đi. Ở Nậm-U quanh năm sương mù che phủ, tính cũng đã sáu năm rồi dài đằng đãng trên cao điểm 1500 mét này. Những người lính gái ngày đêm quanh quẩn trong căn hầm tăm tối và cuộc đời giống những áng mây đen trên bầu trời Nậm-U mà nhiệm vụ cứ thế mỗi ngày: phá mìn, nối giây điện thoại, hộ lý cho các thủ trưởng mua vui và chờ chết…”


Về tình hình tổ chức đảng đoàn trong nhà máy

Ngay chương đầu tập II Hoàng Hữu Quýnh đã dành để nói về “Ông thủ trưởng của tôi”, Vũ Văn Thân. (11) Một ông giám đốc kiêm phó bí thư đảng ủy mà thua kém cấp dưới về mọi mặt, chẳng bao giờ, hay hầu như chẳng bao giờ, được bình bầu “lao động tiên tiến”. Nhân câu chuyện về ông Thân, tác giả đã cho người đọc biết qua về tổ chức đảng đoàn trong nhà máy Cơ Khí Thủy Lợi Hà-nội như sau:


Đó là một nhà máy có quy mô lớn hơn 1200 công nhân…Thường thì giám đốc có chân trong đảng ủy và giữ chức phó bí thư đảng ủy. Bí thư đoàn thanh niên là đảng ủy viên. Tất cả số đảng viên nhà máy tổ chức thành đảng bộ. Dưới đảng bộ là các chi bộ, dưới chi bộ là các tổ đảng rồi đến đảng viên.

Nhà máy chúng tôi số đảng viên chưa tới 100 người mà phải lãnh đạo hơn 1100 công nhân. Trong đó có khoảng 500 đoàn viên thanh niên cộng sản. Số còn lại là quần chúng ngoài đoàn, ngoài đảng.

Nhà máy của chúng ta có hàng chục kỹ sư…

Dạo đó ngày đầu tiên rời ghế nhà trường về đây nhận công tác, là một kỹ sư trẻ, tôi mới 22 tuổi đời. Hành trang chẳng có gì, trên vai mang chiếc ba lô và ở trong ba lô có vài ba bộ áo quần, một năm nhà nước chỉ cấp cho 4 mét vải bằng phiếu, nhưng có lúc chẳng có vải mà mua…


Trong chuyện “thủ trưởng của tôi" Hoàng Hữu Quýnh không chỉ nói xấu ông thủ trưởng mà còn nói đến thứ trưởng Hoàng Tiến đã nhân lúc viên kỹ sư Hoành vắng nhà hãm hiếp vợ y rồi sau gọi Hoành lên bộ nói là vợ Hoành thuận tình… Thủ trưởng Thân đã khuyên Hoành “nên chín bỏ làm mười. Một điều nhịn là chín điều lành. Đi đâu cũng thân cô thế cô. Hoành là một kỹ sư ngoài đảng mà anh Hoàng Tiến lại là thứ trưởng và có chân trong đảng ủy bộ…..” (tập hai trang 27)

Chiến tranh càng kéo dài thì người dân càng bất mãn và không còn giữ mồm giữ miệng:

Nhiều lần nhân dân Hà Tây, quê hương của ông Nguyễn Cao Kỳ và Phan Kế Toại vừa chạy trốn máy bay Mỹ , vừa chửi đảng: “Nếu không đánh nổi thì liệu mà đầu hàng, đừng đem mạng của dân mà thí như con ruồi con muỗi. Tiên sư cha chúng nó Đảng và Bác!”


Chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa phát xít và tính đặc thù của thảm hoạ

Chương II
Phá hoại về mặt đạo đức

Bên cạnh việc thủ tiêu về mặt thể xác, một khía cạnh rõ ràng của thảm hoạ, một lĩnh vực thu hút nhiều công trình nghiên cứu và có nhiều tài liệu thống kê thì còn một lĩnh vực nữa, không nhìn thấy được, nơi sự phá hoại có thể còn lớn hơn nhiều vì nó động chạm đến số lượng người đông hơn và đòi hỏi nhiều thời gian khắc phục hơn. Đấy là sự phá hoại trái tim và khối óc.

Sự phi lý

Có thể lập và người ta đã lập phả hệ của hai hệ tư tưởng đã từng làm điên đầu một phần nhân loại trong thế kỷ vừa qua. Nhưng khi làm như thế, ta có nguy cơ tin rằng những tư tưởng to lớn và sâu sắc vẫn còn tồn tại trong hai hệ tư tưởng đó, tin rằng chúng đã sử dụng khía cạnh nào đó của những tư tưởng sâu sắc nói trên trong việc tạo lập ra hình hài của chính mình. Chúng không xứng đáng được tôn trọng và được đánh giá cao đến như thế. Làm như thế là chúng ta đã thuận theo yêu sách được liệt vào phả hệ của chúng. Chủ nghĩa Marx-Lenin coi mình là hậu duệ của những truyền thống xuất phát từ Heraclitus và Democritus. Nó chứng minh rằng nó có cội nguồn từ Lucretius, từ thời Khai sáng, từ Hegel và toàn bộ tiến trình phát triển của khoa học. Chủ nghĩa Quốc xã tự coi mình có nguồn gốc từ truyền thống bi kịch Hy Lạp, từ Herder, Novalis, từ Hegel, từ Nietzsche và dĩ nhiên là đã biện hộ bằng toàn bộ sự phát triển của khoa học từ thời Darwin. Không được tin chúng. Ảo tưởng như thế có thể tạo ra một mối nguy nữa, tức là ta có thể bôi nhọ thanh danh của những người mà các học thuyết này coi là cội nguồn của chúng: chúng ta có thể lên án cả Hegel và bất cứ triết gia hay khoa học gia nào được chúng nhắc tới vì họ đã tạo ra những kẻ thừa kế như thế.

Ảo tưởng đó sẽ tan biến ngay khi ta xem xét cơ chế tư duy của các lãnh tụ cộng sản và Quốc xã. Cơ chế tư duy của họ bị điều khiển bởi một hệ thống giải thích thế giới cực kỳ đơn giản: đấy là cuộc đấu tranh một mất một còn giữa các giai cấp hay các chủng tộc. Định nghĩa giai cấp hay chủng tộc lại chỉ có ý nghĩa ở bên trong và thông qua hệ thống này, vì vậy, mọi biểu hiện khách quan trong định nghĩa về giai cấp hay chủng tộc đều không có giá trị. Trong đầu óc những đồ đệ của các học thuyết nói trên, các khái niệm điên rồ như thế đủ sức lý giải bản chất của cuộc đấu tranh, biện hộ cho nó, đủ sức hướng dẫn hoạt động của kẻ thù cũng như đồng minh. Có thể sử dụng bất kỳ thủ đoạn nham hiểm và xảo trá nào miễn là đạt được mục đích và nếu nhìn vào các sự kiện, có thể thấy chủ nghĩa cộng sản đã có những kịch sĩ tài năng hơn Hitler nhiều như Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh. Đây là những hệ thống phi lý, còn mục đích của chúng là bất khả thi.

Cốt cán của đảng phải là người trung thành tuyệt đối. Chỉ thị của “thượng cấp” có thể xoay chuyển toàn bộ đầu óc và ngũ quan. Kết quả là ngôn ngữ cũng bị biến dạng: nó không còn là phương tiện trao đổi mà là để che giấu mối liên hệ giữa hệ thống và hiện thực. Ngôn ngữ trở thành ảo thuật gia: buộc hiện thực khuất phục thế giới quan của hệ thống. Đấy là ngôn ngữ của lễ nghi, mỗi lời đều chứng tỏ rằng kẻ nói là người của hệ thống và người nghe cũng phải tham gia vào hệ thống này. Những câu nói có giá trị nhất của nó chính là những lời đe doạ, những biểu hiện của sức mạnh.

Khi đã bị hệ tư tưởng như thế khống chế thì trí tuệ không còn. Chủ nghĩa Quốc xã đã lôi kéo được một vài nhà tư tưởng vĩ đại: Heidegger, Carl Schmitt. Nhưng đấy là họ qui chiếu các tư tưởng xa lạ với chủ nghĩa Quốc xã của mình lên chủ nghĩa Quốc xã: thù địch với hiện đại hoá, thù địch với dân chủ, chủ nghĩa dân tộc mang màu sắc siêu hình. Dường như chủ nghĩa Quốc xã đã tiếp thu tất cả những cái đó, đã tiếp thu mà bỏ qua những điều tạo nên giá trị trong đời sống tinh thần của triết gia, đã bỏ qua tư tưởng, chiều sâu và siêu hình học của họ. Các nhà triết học này cũng ngộ nhận về phả hệ.

Chủ nghĩa Marx-Lenin chỉ tuyển mộ được những đầu óc loại hai, thí dụ như Lukács, nhưng những người này đã mau chóng đánh mất tài năng ngay sau đó. Các đảng cộng sản có thể huênh hoang vì có những người nổi tiếng như Aragon, Bréton, Picasso, Langevin, Neruda đứng cùng đội ngũ, nhưng họ lại tìm mọi cách để cho những người này đứng ở ngoài lề, chỉ cho họ tham gia khi cần, khi hoàn cảnh đòi hỏi. Mặc dù vậy, mặc dù đảng tính chỉ là chiếu lệ, hội hoạ của Picasso, thi ca của Neruda và Aragon cũng đã bị ảnh hưởng. Các nhà tư tưởng lớn ngả về một hệ tư tưởng nào đó là do sự say mê nhất thời, bản chất của lòng say mê nằm ngoài mọi hệ tư tưởng. Nhưng khi tiến gần vào trung tâm thì lòng nhiệt tình bỗng giảm hẳn, thường chỉ còn lại sự bực bội mà thôi.

Trong hàng ngũ cộng sản, một số lãnh tụ như Stalin và Mao Trạch Đông đã tự vạch ra sơ đồ nguyên lý chủ yếu của hệ tư tưởng này. Sơ đồ này có thể được mô tả trên vài trang giấy và chứa đựng toàn bộ học thuyết: không tìm đâu ra những kiến giải sâu sắc hơn, mặc dù những cuốn sách giáo khoa này đôi khi được gọi là “giáo trình cơ sở” để tạo ấn tượng rằng có những kiến giải khác khoa học hơn; nhưng những tác phẩm như thế, nếu có, cũng chỉ là kể lại một cách dài dòng “giáo trình” mà thôi. Những cuốn sách như thế lại là đối tượng “nghiên cứu”, nghĩa là các thần dân của họ phải tụng, phải nhại lại như vẹt những điều được ghi trong đó. Chủ nghĩa Quốc xã không có những cuốn sách giáo khoa ngắn gọn như thế: phải tuân thủ tuyệt đối tư tưởng của lãnh tụ, mà tư tưởng của lãnh tụ thì lại có tính chất tiên tri và đầy cảm hứng. Nếu phân tích thì ta sẽ thấy đấy chỉ là sự pha trộn một cách nghèo nàn chủ nghĩa Darwin đem áp dụng vào xã hội loài người, di truyền học, tư tưởng của Nietzsche mang màu sắc bài Thiên Chúa giáo, tư tưởng phục thù và bài Do Thái bệnh hoạn mà thôi.

Môn đệ của cộng sản cũng như của Quốc xã đều cần được khám bệnh tâm thần. Họ là những người kín đáo, sống tách rời thực tế, họ có thể nhắc đi nhắc lại suốt ngày những lý lẽ cũ rích chẳng khác gì những kẻ tâm thần nhưng lại tin rằng mình là người hoàn toàn tỉnh táo. Đấy là lý do vì sao các bác sĩ tâm thần lại so sánh họ với bệnh hoang tưởng mãn tính, với bệnh tâm thần phân liệt. Nhưng khi nghiên cứu kỹ thì ta thấy cách so sánh như thế chỉ mang tính ẩn dụ. Biểu hiện rõ nhất cho thấy đấy là cơn điên nhân tạo thể hiện ở chỗ có thể chữa được: khi áp lực chấm dứt và khi hoàn cảnh thay đổi thì người ta lập tức khỏi bệnh, cứ y như họ vừa thoát khỏi cơn mê vậy. Nhưng đấy là mê trong lúc thức, mê mà không cản trở hành động, mê mà vẫn giữ được vẻ mạch lạc, hợp lý. Khi thoát ra ngoài cái môi trường đã bị thương tổn đó, cái môi trường vốn là thượng tầng của lý trí của một người bình thường, cái môi trường tạo ra tôn giáo và triết học, hay nói theo Kant, là tạo ra các “ý tưởng điều khiển lý trí” thì các chức năng lý tính dường như không bị thương tổn nhưng đã bị phân hoá và nô dịch đến mức hoang tưởng hoàn toàn, khi tỉnh ngộ người ta thấy đầu óc trống rỗng, phải học lại từ đầu tất cả mọi thứ. Nước Đức, hàng thế kỷ được coi là Athen của châu Âu, đã trở thành ngây độn sau 12 năm cầm quyền của chủ nghĩa Quốc xã. Đấy là chưa nói đến nước Nga, một nước đã trải qua nền giáo dục phi lý một cách có hệ thống trong hơn 70 năm trời, một nước mà nền tảng tinh thần chưa phát triển và dễ bị tổn thương hơn nước Đức!

Những chứng bệnh tinh thần nhân tạo đó lại có khả năng truyền nhiễm. Đã có người so sánh chúng với việc bùng phát dịch đậu mùa hay cảm cúm. Về mặt hình thức thì quá trình phát xít hoá nước Đức vào năm 1933 và Cách mạng Văn hoá ở Trung Quốc đã phát triển giống như một căn bệnh truyền nhiễm. Trong khi chờ đợi có những kiến thức sâu sắc hơn về những bệnh dịch tâm thần này, chúng ta hãy coi đây là sự so sánh có giá trị tượng trưng.

Sự phi lý vừa là nền tảng vừa là điều kiện của sự phá hoại về mặt đạo đức. Sự rối loạn nhận thức chỉ có thể xảy ra khi quan niệm về thế giới, thái độ đối với hiện thực bị phá hoại một cách cố ý. Tôi không thảo luận ở đây vấn đề có thể coi sự mê muội đó là tình huống giảm khinh hay phải coi nó là một phần không tách rời của cái ác. Câu trả lời, nếu có, cũng không làm thay đổi đánh giá của chúng ta.


Sự xuyên tạc tính thiện của chủ nghĩa Quốc xã

Khi xem xét một cách cẩn thận toàn bộ các hình thức đày ải mà một dân tộc phải chịu đựng trong sáu cơ sở giết người của chủ nghĩa Quốc xã thì ngôn từ không còn giá trị, các quan niệm biến mất, trí tưởng tượng cũng không còn hoạt động, chỉ còn trí nhớ là có giá trị. Chúng ta như đã thoát ra ngoài thế giới loài người. Và ý nghĩ về quỷ dữ cứ bám mãi vào tâm trí.

Quỷ dữ ở đây chính là những hành động đó được thực hiện nhân danh điều thiện, nhân danh đức hạnh. Phương tiện phá hoại đạo đức chính là sự xuyên tạc tính thiện, cho nên thật khó nói tội nhân có thể nhận thức được rằng họ có phạm tội hay không.

Trong thời kỳ chiến tranh, Himmler đã đăng đàn nhiều lần trước các sĩ quan và hàng ngũ lãnh đạo SS (Heinrich Himmler, Discours secrets, Gallimard, Paris, 1978). Tất cả đều mang giọng giáo huấn đạo đức.

Xin dẫn ra ở đây một đoạn, nó còn cao hơn cả nhu cầu lúc đó, cao hơn nhu cầu của chính đế chế, có thể nói mang tính toàn năng: “Tất cả những điều chúng ta làm đều phải được biện hộ trước tổ tiên của chúng ta. Nếu chúng ta không có mối liên hệ đạo đức như thế, một mối liên hệ sâu sắc nhất và tuyệt vời nhất vì là tự nhiên nhất, thì chúng ta không thể chiến thắng Thiên Chúa giáo và xây dựng được đế chế Đức, một đế chế sẽ là vinh hạnh cho toàn bộ trái đất của chúng ta. Trong suốt hàng ngàn năm qua, nhiệm vụ của chủng tộc da trắng là làm chủ trái đất và luôn luôn tạo ra hạnh phúc và văn minh trên trái đất này” (ngày 9 tháng 6 năm 1942).

Theo chủ nghĩa Quốc xã, tính thiện là khôi phục lại trật tự tự nhiên đã bị lịch sử đảo lộn. Đẳng cấp tự nhiên của các chủng tộc đã bị các hiện tượng như Thiên Chúa giáo (“bệnh dịch hạch này là căn bệnh nặng nhất mà chúng ta gặp trong suốt tiến trình lịch sử”), dân chủ, quyền lực của đồng tiền, chủ nghĩa Bolsevik, người Do Thái phá hoại. Đế chế Đức là đỉnh cao của trật tự tự nhiên nhưng trong đó vẫn có chỗ dành cho các dân tộc Đức khác như người Scandinavia, Hà Lan, Flammand. Đế chế Anh, “một đế chế quốc tế do người da trắng thành lập”, sẽ được giữ nguyên. Người Pháp, người Ý ở bậc thấp hơn. Người Slav còn ở bậc thấp nữa, họ sẽ biến thành nô lệ và số người sẽ giảm bớt: Himmler cảnh báo sẽ “giảm” 30 triệu người. Trật tự tự nhiên cũng được phục hồi ngay trong lòng xã hội, trong đó những người tốt nhất, cứng rắn nhất, trong sạch nhất, cao quý nhất sẽ giữ thế thượng phong: tầng lớp tinh hoa Vaffen-SS là thí dụ điển hình. Khi Himmler nói như thế thì trong các bệnh viện và nhà thương điên, những bệnh nhân không còn khả năng hồi phục, những người tàn tật, người tâm thần thuộc “chủng tộc” Đức đã bị đem thủ tiêu một cách bí mật.

Tất cả những điều đó, Himmler nói tiếp, chỉ có thể đạt được bằng một cuộc chiến đấu cực kỳ khốc liệt. Trong các bài diễn văn của mình, ông ta luôn luôn kêu gọi lòng dũng cảm, kêu gọi những chiến tích siêu nhân, tinh thần trách nhiệm cao trước đế chế, đặc biệt khi nói về việc thực thi các mệnh lệnh khó chịu: “Chúng ta phải thực hiện những trách nhiệm tư tưởng và tuân theo số phận; chúng ta phải đứng vững trên hai chân, không được quỳ gối, không được ngã lòng, phải giữ vững vị trí cho đến hơi thở cuối cùng hay khi nhiệm vụ chưa hoàn thành”.

“Giải quyết triệt để vấn đề Do Thái”, ở khía cạnh nào đó, chỉ là vấn đề kỹ thuật, như người ta giết rận mà thôi: “Diệt rận không phải là vấn đề thế giới quan, đấy là vấn đề vệ sinh (…) chẳng bao lâu nữa sẽ không còn một con rận nào” (ngày 24 tháng 4 năm 1943). Hình ảnh loài côn trùng cần phải bị tiêu diệt thường xuất hiện khi người ta nói về kẻ thù tư tưởng. Lenin cũng hay sử dụng hình ảnh này. Nhưng Himmler, với vai trò một thủ trưởng mẫu mực, dùng nó để động viên, khuyến khích thính giả. Ông ta biết rằng họ sẽ khó khăn: một lúc nào đó, lương tâm có thể sẽ cắn rứt, cho nên để thực hiện một số nhiệm vụ nào đó, “luôn phải nhận thức được rằng chúng ta đang tiến hành cuộc đấu tranh chủng tộc, nguyên thủy, tự nhiên và hợp quy luật” (ngày 1 tháng 12 năm 1943). Bốn cái nhãn này mô tả chính xác đặc điểm của nền đức dục Quốc xã.

Trong diễn văn đọc ngày 6 tháng 12 năm 1943, Himmler trình bày quan điểm của mình về việc “giải quyết triệt để vấn đề Do Thái” như sau: “Mệnh đề ‘người Do Thái phải bị tiêu diệt’ chỉ chứa có vài từ và được nói rất nhanh, thưa các ngài. Nhưng điều nó đòi hỏi ở người thực hiện lại là nặng nề nhất và khó khăn nhất. Dĩ nhiên, bọn Do Thái chỉ đơn giản là Do Thái, rõ ràng là như thế; nhưng xin các vị hãy suy nghĩ, có biết bao nhiêu người, kể cả các đảng viên, đã đề đạt với các cơ quan khác nhau, họ tuyên bố rằng dĩ nhiên Do Thái là bọn lợn, ngoại trừ tên này hay tên kia, chúng là những tên Do Thái trung thực không nên động đến. Tôi có thể nói rằng: căn cứ vào số đơn từ và ý kiến đó, số Do Thái trung thực ở Đức còn nhiều hơn số dân Do Thái nói chung (…). Tôi khẩn thiết đề nghị các vị hãy nghe những điều tôi nói ở đây, trong một nhóm nhỏ này và sau này sẽ không bao giờ nói lại nữa. Trước mặt các vị có một vấn đề: làm gì với phụ nữ và trẻ con? Tôi đã định thần và trong trường hợp này cũng tìm được giải pháp rõ ràng. Tôi cảm thấy không có quyền tiêu diệt đàn ông nhưng lại để lại những đứa trẻ con để sau này chúng sẽ báo thù con chúng ta, báo thù những thế hệ sau của chúng ta. Cần phải chấp nhận một quyết định đầy khó khăn, đấy là quét sạch dân tộc này khỏi mặt đất. Đối với cái tổ chức phải thực hiện nhiệm vụ này thì đây là nhiệm vụ khó khăn nhất mà nó từng thực hiện. Tôi nghĩ tôi có thể nói rằng: nhiệm vụ này phải được thực hiện sao cho dân chúng, các sĩ quan của chúng ta không bị đau khổ về mặt tình cảm và tâm hồn. Nhưng mối nguy hiểm như thế quả thật là đang tồn tại. Con đường giữa hai khả năng: trở nên quá cứng rắn, tàn nhẫn và đánh mất hết sự tôn trọng đối với đời sống của con người hoặc là trở thành quá mềm yếu và mất tinh thần đến mức động kinh, con đường giữa Scylla và Charibdys [1] là con đường cực kỳ hẹp.”

Cái đạo trung dung mà Himmler đòi hỏi đôi khi cũng đạt được: trên thực tế, có nhiều tên đồ tể có tiếng lại là những ông bố dịu dàng, những người đàn ông đầy tình cảm. Ông ta yêu cầu rằng “nhiệm vụ” phải được thi hành mà không có những động cơ “ích kỷ”, thi hành một cách bình tĩnh, không được ngã lòng. Rượu chè, hiếp dâm, cướp bóc những người bị đi đày vì quyền lợi riêng, rơi vào trạng thái cuồng sát một cách vô ích đều là biểu hiện của tình trạng vô kỷ luật, hỗn loạn, đánh mất lý tưởng của chủ nghĩa Quốc xã, cần phải bị lên án và trừng phạt.

*

Đạo đức Quốc xã buộc người ta phải tuân theo trật tự do thiên nhiên qui định. Nhưng cái trật tự tự nhiên đó không thể nhận thức được bằng quan sát mà được rút ra từ sự hiểu biết về mặt tư tưởng. “Chủng tộc da trắng” đại diện cho bên thiện, còn “chủng tộc” Do Thái là bên ác. Cuộc đấu tranh mang tầm vũ trụ sẽ kết thúc bằng chiến thắng của phía bên này hay bên kia.

Nhưng đây chính là sự giả dối. Không có “chủng tộc” theo cách hiểu của những người Quốc xã. Không có “một người thượng đẳng da trắng cao to” ngay cả nếu ta có thể tưởng tượng được một người Đức da trắng cao to. Và cũng không có “người Do Thái” theo cách hiểu của họ, vì cái hình ảnh chủng tộc mà người Quốc xã tạo ra chỉ có những nét trùng hợp vô tình với diện mạo của một dân tộc trong Kinh Cựu ước mà thôi. Đảng viên Quốc xã cho rằng họ hiểu được tự nhiên, nhưng tự nhiên lại nằm sau các sơ đồ của họ. Hoàn cảnh lịch sử và chiến tranh cũng bị nhận thức một cách sai lệch. Vì chủ nghĩa Quốc xã mà Hitler khởi chiến và cũng vì chủ nghĩa Quốc xã mà hắn đã thất bại. Stalin đã nắm thế thượng phong vì ông ta biết gạt hệ tư tưởng của mình sang một bên khi cần chuẩn bị cho chiến thắng. Hệ tư tưởng của chủ nghĩa Lenin tỏ ra “tốt hơn” vì nó cho phép những giai đoạn tạm dừng và sự kiên nhẫn về mặt chính trị, còn chủ nghĩa Quốc xã lại đầy xung động nên không thể làm như thế.

Luân lý Quốc xã là sự phủ nhận truyền thống đạo đức của toàn thể loài người. Chỉ một nhóm nhỏ các nhà tư tưởng ngoại vi đã nêu ra một vài đề tài mỹ học như một hình thức khiêu khích. Còn trên thực tế thì loại hình chủ nghĩa hiện thực do họ đề nghị: siêu nhân, người chưa thành nhân, khát vọng quyền lực, hư vô chủ nghĩa, chủ nghĩa phi lý đã đẩy họ vào lĩnh vực mỹ học. Nhưng đấy chỉ là cái tầm thường nghệ thuật dễ làm mê hoặc lòng người: những buổi trình diễn ở Nuremberg, các kiến trúc to lớn của Speer, sức mạnh thô bạo. Nhưng về mặt đạo đức thì nó không tìm ra được một người kế tục nghiêm túc nào trong lịch sử; trong lĩnh vực này, sự thoái hoá của nó là rõ ràng, nó cũng không thể được diễn dịch vào ngôn ngữ chung của nhân loại. Đấy là hai điểm yếu mà người ta thường đem so sánh với đạo đức cộng sản.

Đấy là lý do vì sao đạo đức Quốc xã ít lây nhiễm hơn đạo đức cộng sản, còn sự phá hoại đức hạnh của chủ nghĩa phát xít cũng không rộng lớn bằng. Các chủng tộc “thấp hèn”, các chủng tộc “chưa thành nhân” nhìn thấy ngay mối nguy hiểm chết người không thể nào tránh khỏi trong học thuyết này và vì vậy mà không bị nó lôi cuốn. Chính nhân dân Đức đi theo Hitler chủ yếu là vì tinh thần dân tộc hơn là vì chủ nghĩa Quốc xã. Tinh thần dân tộc - một tình cảm tự nhiên được hun đúc trong suốt hai thế kỷ trước - là một nguồn năng lực và nhiên liệu đối lập với các luận điểm của chủ nghĩa Quốc xã cũng như chủ nghĩa cộng sản. Một số người thuộc tầng lớp tinh hoa Đức đã ủng hộ Hitler, nhưng tính chất quý tộc nhuốm màu du đãng của các đội quân của Hitler lại chẳng có gì chung với tầng lớp tinh hoa cũ. Tầng lớp tinh hoa theo tinh thần Nietzsche, cũng như tất cả những người khác, đã mắc bẫy. Còn sự trung thành của hàng ngũ sĩ quan thì đấy là do truyền thống được củng cố bởi những nhóm theo Kant hay Hegel. Binh lính thì chỉ biết tuân phục.

Đấy là lý do vì sao đỉnh cao lý luận của chủ nghĩa Quốc xã, nghĩa là sự tiêu diệt về mặt thể xác dân tộc Do Thái, rồi sau đó là những dân tộc khác lại là bí mật của đế chế, mà lại là bí mật được bảo vệ kỹ lưỡng nhất. “Đêm pha lê”, được coi là vụ kiểm nghiệm, một cố gắng để tập hợp và giải thích cho người Đức về dự án vĩ đại đã không thành công về mặt chính trị. Lúc đó, Hitler mới quyết định xây dựng bên ngoài lãnh thổ lịch sử của nước Đức sáu trung tâm giết người hàng loạt.

Sự phá hoại về mặt đạo đức của chủ nghĩa Quốc xã có thể mô tả như những vòng tròn xung quanh một hạt nhân trung tâm, vài đoạn trong những bài diễn văn đã dẫn ở trên cho ta thấy hình ảnh của cái hạt nhân này. Hạt nhân được hình thành từ những kẻ hoàn toàn chấp nhận chủ nghĩa Quốc xã: cốt cán của đảng, cốt cán của Waffen-SS, cốt cán của GESTAPO. Những người tiến hành công việc giết người thì ít hơn. Đa số họ không cần chủ nghĩa Quốc xã: năng lực công nghệ và công nghiệp phát triển cao của Đức cho phép tiết kiệm sức lao động. Chỉ cần mấy trăm tên SS quản lý các trại tử thần, chúng giao công việc “đen tối” cho chính các nạn nhân. Các đội Einsatzgruppe được hình thành từ những kẻ chẳng cần qua một giai đoạn huấn luyện nào. Trong một số tác phẩm, người ta đã nói rằng thành viên của những đơn vị giết người này, về lý thuyết, có thể xuất ngũ được. Nhưng họ sẽ gặp nhiều rắc rối, mà ít nhất là bị điều ra mặt trận phía Đông. Những người này là quỷ dữ, nhưng không thể nào nói rằng họ là những kẻ cuồng tín tư tưởng Quốc xã. Ở dân tộc nào cũng có thể tìm được đủ số những kẻ giết người và tra tấn khi cần. Màu sắc tư tưởng chỉ giúp chúng dễ dàng thể hiện khuynh hướng và cho phép chúng phất lên mà thôi.

Có người đã nhấn mạnh rằng hoạt động của các Einsatzgruppe không thể là bí mật đối với quân đội vì so với bộ đội thì họ ở hậu phương; mục đích của các đoàn tàu cũng như việc tiêu diệt các khu vực của người Do Thái không phải là điều mà ngưới ta phải nghi ngờ; và mặc dù các khu vực xung quanh các trại tử thần là khu “trắng” đi chăng nữa thì tin tức cũng thường lọt ra ngoài. Hilberg viết rằng đấy là “bí mật mà mọi người đều biết”. Dĩ nhiên là như thế, nhưng cần phải lưu ý hai điều sau đây.

Bí mật mà mọi người đều biết thì không phải là chính sách hay sự kiện được công bố công khai. Người Đức đi theo Hitler vì kỷ luật quân sự và kỷ luật công dân, vì tinh thần dân tộc, vì sợ hãi, vì không dám nghĩ hay thực hiện các hành động phản kháng. Bí mật, ngay cả khi đã không còn là bí mật nữa, đã giải thoát họ khỏi trách nhiệm tinh thần, hoặc ít nhất đã giúp họ giả vờ, giúp họ quay lưng hay làm ra vẻ như không có gì xảy ra cả. Trong chế độ Quốc xã xã hội vẫn còn một ít quyền. Hàng ngũ sĩ quan tức một số khá đông người vẫn còn giữ được lòng trung thành với luật pháp và truyền thống tiến hành chiến tranh, ít nhiều còn giữ được danh dự. Tài sản tư hữu chưa bị xoá bỏ, như vậy là xã hội công dân phần nào cũng vẫn còn. Bộ phim Danh sách Schindler dựa trên câu chuyện có thật về nhà doanh nghiệp người Đức Oskar Schindler có khả năng thu gom và bảo vệ người lao động Do Thái. Không thể tưởng tượng một chuyện như thế ở Nga ngay cả trong những năm đầu của chính quyền cộng sản.

Đối với một người bình thường thì bí mật này là không thể tưởng tượng được. Phần lớn dân Đức lúc đó vẫn còn sống trong một xã hội quen thuộc, vẫn theo đạo đức truyền thống, họ không thể tưởng tượng được điều sẽ chờ đợi họ trong tương lai, vì vậy, họ khó tin cái hiện thực mà người ta cố tình che giấu, khó tin ngay cả những tang chứng. Chính người Do Thái, sau khi đã bị tước đoạt, bị tập trung và đưa lên tàu hoả cũng không tin vào hiện thực ngay trước khi bước vào lò hơi ngạt.

Nền giáo dục Quốc xã chỉ tồn tại có mấy năm. Khi nước Đức bị đồng minh chiếm đóng, chủ nghĩa Quốc xã biến mất ngay lập tức, ít nhất thì chuyện đó đã diễn ra ở Tây Đức; bên Đông Đức nó đã chuyển hoá thành một dạng khác. Nó biến mất, trước hết, vì bị các quan toà Đức cũng như quan toà quốc tế kết án. Thứ hai, đa số dân chúng chưa bị nó nhồi sọ một cách triệt để. Cuối cùng, nó biến mất vì những người Quốc xã sau khi tỉnh ngộ đã không tìm được mối liên hệ rõ ràng giữa quá khứ, khi họ còn nằm dưới tác động ma thuật của hệ tưởng, và hiện tại, khi cái tác động kia đã không còn. Eichmann [2] đã trở lại với bản chất của một viên chức bậc trung như hắn ta từng là trước đây và có thể sẽ là sau này nếu không bị bắt và bị kết án. Hắn đã chấp nhận bản án một cách thụ động, đúng với tính cách nhạt nhẽo của hắn. Bản luận tội, như Hannah Arendt đã nói rất đúng, không phù hợp với nhận thức hạn chế của con người tầm thường này.


Sự xuyên tạc tính thiện của chủ nghĩa cộng sản

Chủ nghĩa cộng sản là đạo đức. Toàn bộ các lịch sử các phong trào tiền thân của chủ nghĩa Bolshevik (phong trào xã hội chủ nghĩa Pháp và Đức, phong trào dân túy Nga) đều dựa vào yêu cầu đạo đức và chiến thắng của nó đồng nghĩa với chiến thắng của cái thiện. Mỹ học không theo kịp cái đẹp. Đảng viên Quốc xã coi mình là nghệ sĩ, còn người cộng sản thì coi mình là chân nhân.

Cơ sở của nền đạo đức này nằm trong hệ thống giải thích và được rút ra từ tri thức. Chủ nghĩa cộng sản dạy rằng khởi kỳ thủy, tự nhiên không phải là tự nhiên theo hệ thống thang bậc, dãn man và nhẫn tâm mà con người siêu nhân Quốc xã sùng bái. Không, nó giống như tự nhiên đầy thiện ý trong tác phẩm của Rousseau. Tự nhiên này đã biến mất, nhưng chủ nghĩa xã hội sẽ tái tạo nó trên một mức độ cao hơn và khi đó, con người có thể thể hiện được toàn bộ khả năng của mình. Trotsky khẳng định rằng: con người bình thường của nhân loại trong tương lai sẽ là Michelangelo và Leonardo da Vinci. Chủ nghĩa cộng sản dân chủ hoá con người siêu nhân.

Quá trình tự nhiên cũng là quá trình lịch sử vì chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định sự thống nhất giữa tự nhiên và lịch sử. Chủ nghĩa cộng sản vớ lấy đề tài về sự tiến bộ, một đề tài vĩ đại thời Khai sáng, trái ngược hoàn toàn với đề tài thoái hoá và suy đồi của chủ nghĩa Quốc xã nhưng sự tiến bộ lại đầy bi kịch, phải trải qua những sự tàn phá to lớn và không thể nào tránh được. Ở đây, chúng ta thấy bóng dáng của Hegel và đặc biệt là cuộc đấu tranh sinh tồn không khoan nhượng của học thuyết Darwin đem áp dụng vào xã hội. “Quan hệ sản xuất xã hội (‘Chế độ chiếm nô’, ‘chế độ phong kiến’, ‘chế độ tư bản’) thay thế nhau như các vương quốc trong thế giới động vật, như loài có vú thay cho loài lưỡng cư. Có một sự thống nhất bí mật giữa chủ nghĩa Quốc xã và chủ nghĩa cộng sản: “Không đập vỡ trứng thì làm sao có món trứng rán”, “Chặt cây thì mảnh phải văng ra”… Cả hai bên đều coi lịch sử là sư phụ. Chủ nghĩa Quốc xã khôi phục thế giới trong vẻ đẹp của nó, còn chủ nghĩa cộng sản khôi phục thế giới trong tính thiện của nó.

Sự khôi phục phụ thuộc vào ý chí của con người đã được tư tưởng soi sáng. Chủ nghĩa Lenin còn lệ thuộc vào sơ đồ nhận thức luận hai mâu thuẫn đối kháng và ba giai đoạn hơn cả chủ nghĩa Quốc xã. Quá khứ là công xã nguyên thủy, tương lai là chủ nghĩa cộng sản, còn hiện tại là cuộc đấu tranh giữa hai mâu thuẫn cơ bản. Các lực lượng thúc đẩy cuộc vận động về “phía trước” là tốt, còn lực lượng “cản trở” là xấu, là ác. Hệ tư tưởng (có căn cứ khoa học) mô tả bản chất của cái ác. Đấy không phải là tồn tại mang tính sinh vật (chủng tộc hạ đẳng) mà là tồn tại mang tính xã hội, thâm nhập vào toàn bộ xã hội: tư hữu, chủ nghĩa tư bản, đạo đức, luật pháp và văn hoá, là thượng tầng kiến trúc của cái ác, có thể được coi là “linh hồn của chủ nghĩa tư bản”. Những người hiểu được quá trình chuyển tiếp của các giai đoạn và hai mâu thuẫn cơ bản, những người nhận thức được bản chất của trật tự của tự nhiên và xã hội và hiểu được xu hướng tiến hoá và phương tiện để thúc đẩy quá trình tiến hoá tập hợp vào một tổ chức thống nhất, tạo ra đảng.

Như vậy, tất cả mọi phương tiện đưa đến mục đích mà người cách mạng tiên đoán được đều là tốt. Vì quá trình đó cũng là quá trình tiến hoá tự nhiên và phù hợp với lịch sử nên việc phá bỏ chế độ cũ là cần thiết để cho cái mới mau đến hơn mà thôi. Cách diễn đạt của Bakunin khi ông này tổng kết nhận thức của mình về Hegel đã trở thành tiền đề của chủ nghĩa cộng sản: tinh thần phá hoại cũng là tinh thần xây dựng. Trước khi có chủ nghĩa cộng sản, những người dân túy, xuất phát từ nhận thức của họ, đã nhận thức sâu sắc sự cần thiết của một cuộc cách mạng đạo đức. Chernyshevsky, Nechayev, Tkachev đã phát triển trong văn chương đề tài “con người mới”, còn Dostoievsky thì viết những tác phẩm trào phúng về đề tài này, ông là người hiểu rõ ý nghĩa siêu hình của nó. Con người mới là con người nắm được đạo đức mới, trung thành tuyệt đối với mục đích, người kiên trì thanh tẩy tàn dư của đạo đức cũ do “kẻ thù giai cấp” truyền bá nhằm kéo dài sự thống trị của chúng. Lenin xác lập đạo đức cộng sản. Trotsky thì viết một cuốn sách nhỏ về đạo đức “của chúng nó” và “của chúng ta”.

Điều đáng ngạc hiên là không có ai ở bên ngoài phong trào cách mạng nhận thức được sự hẫng hụt về mặt đạo đức này. Để mô tả nền đạo đức mới, chủ nghĩa cộng sản đã vay mượn ngôn từ của nền đạo đức cũ: công bằng, bình đẳng, tự do,… Thế giới mà cộng sản chuẩn bị phá bỏ quả thực đầy rẫy bất công và áp bức. Những người khao khát sự công bằng không thể không công nhận rằng cộng sản là những người lên án những điều bất công này một cách hăng say nhất. Cả những người yêu chuộng công bằng lẫn những người cộng sản đều nói rằng không só sự công bằng trong việc phân chia tài sản. Một người tốt, một người tuân theo lý tưởng công bằng sẽ tìm cách làm cho việc tái phân phối tài sản được thực hiện một cách tốt đẹp hơn. Nhưng đối với người cộng sản thì tư tưởng công bằng không nằm trong khái niệm chia một cách “công bằng” mà nằm trong việc thiết lập chế độ xã hội chủ nghĩa, nằm trong việc xoá bỏ tư hữu và bằng cách đó xoá bỏ mọi cách chia, xoá bỏ chính sự chia và quyền của các bên tham gia vào quá trình phân chia. Khai sinh ra nhận thức về sự bất bình đẳng, nhưng người cộng sản không đặt mục tiêu chỉ ra sự khiếm khuyết của luật pháp: mục tiêu của họ là tạo trong dân chúng lòng khát khao một xã hội mà ở đó, pháp luật không còn là phương tiện điều chỉnh nữa. Tương tự như thế, tư tưởng cộng sản về tự do đặt mục đích khích động nhận thức về sự áp bức ở nơi mà cá nhân, nạn nhân của sự vong thân tư bản chủ nghĩa coi mình là tự do. Nói tóm lại, tất cả các ngôn từ thể hiện cái thiện: công bằng, tự do, nhân bản, từ tâm, khoan dung, v.v... đã biến thành công cụ cho một mục đích duy nhất, cho việc thiết lập chế độ cộng sản, một chế độ bao hàm và hiện thực hoá tất cả những điều tốt đẹp đó.

Nhưng có những tiêu chí đơn giản có thể đánh tan được sự lầm lẫn này. Tôi gọi nền đức hạnh mà các nhà thông thái thời cổ đại, cũng như các nhà thông thái Trung Quốc, Ấn Độ và châu Phi dựa vào là đức hạnh tự nhiên hay đức hạnh phổ thông. Trong thế giới Thiên Chúa giáo, đức hạnh này được trình bày tóm tắt trong nửa sau của “Mười điều răn”. Đạo đức cộng sản hoàn toàn trái lại. Mục đích của nó là tiêu diệt tư hữu và những điều liên quan đến sở hữu là luật pháp và tự do, nó còn đặt ra mục tiêu là cải tạo cả các quan hệ gia đình nữa. Nó cho mình quyền dối trá và sử dụng bạo lực như là phương tiện để chiến thắng trật tự cũ và thiết lập trật tự mới. Cơ sở của đạo đức cộng sản trái ngược hoàn toàn với điều răn thứ 5 (“hiếu kính cha mẹ”), điều răn thứ 6 (“chớ giết người”), điều răn thứ 7 (“chớ phạm tội tà dâm”), điều răn thứ 8 (“chớ trộm cướp”), điều răn thứ 9 (“chớ làm chứng dối cho kẻ lân cận mình”) và điều răn thứ 10 (“chớ tham điều gì của kẻ lân cận”). Không cần phải là người tin vào Thánh kinh, vẫn có thể đồng ý với tinh thần của những điều răn mà mọi người trên trái đất đều biết nói trên. Nhiều người cho rằng có những hành vi tốt, hành vi chân chính vì những hành vi này phù hợp với những qui luật của vũ trụ mà họ biết. Chủ nghĩa cộng sản khẳng định có một vũ trụ mới và một nền đạo đức mới phù hợp với nó. Đấy là lý do vì sao chủ nghĩa cộng sản bác bỏ không chỉ các điều răn mà còn bác bỏ cả cơ sở của nó, tức là thế giới tự nhiên. Chúng ta nói rằng đạo đức cộng sản dựa vào tự nhiên và lịch sử, nhưng không phải như thế: đạo đức cộng sản dựa vào siêu nhiên và lịch sử đã bị tước bỏ chân lý.

“Chế độ Xô viết”, Raymond Aron viết trong cuốn Chế độ dân chủ và chế độ toàn trị, “thoát thai từ ý chí cách mạng, được cổ vũ bởi lý tưởng nhân đạo. Mục đích là tạo ra một chế độ nhân bản nhất mà lịch sử từng biết tới, một chế độ mà lần đầu tiên con người có điều kiện trở thành nhân ái, một chế độ không còn giai cấp, nơi sự thống nhất của toàn xã hội tạo điều kiện cho các công dân tôn trọng lẫn nhau. Nhưng cái phong trào hướng đến mục tiêu tối thượng này lại không dừng lại trước bất cứ phương tiện nào vì theo học thuyết thì chỉ bạo lực mới có thể giúp tạo ra xã hội hoàn hảo đó và vì vậy, giai cấp vô sản đã bị lôi kéo vào cuộc đấu tranh không khoan nhượng với chủ nghĩa tư bản. Các giai đoạn khác nhau của chế độ Xô viết xuất hiện từ sự kết hợp giữa cái mục đích cao cả và phương tiện tàn nhẫn nói trên.”

Mấy câu đã dẫn trên đây thể hiện rõ ràng tính chất nước đôi và dối trá của chủ nghĩa cộng sản. Vì cái mà họ gọi là nhân văn và nhân ái trên thực tế lại là siêu nhân văn và siêu nhân ái, đây chính là cái mà hệ tư tưởng cộng sản hứa mang đến cho nhân loại. Lòng nhân văn và nhân ái đó không kèm theo quyền và không có tương lai. Các giai cấp không thể chung sống hoà bình, tất cả rồi sẽ biến mất. Xã hội không thể thống nhất, tính tự chủ và tính năng động vốn có của nó đã không còn. Không phải là giai cấp vô sản tiến hành chiến tranh chống lại chủ nghĩa tư bản mà là một hệ tư tưởng đã hành động và tiến hành chiến tranh nhân danh giai cấp vô sản. Cuối cùng, chủ nghĩa tư bản cũng chỉ còn tồn tại trong sự tương phản với chủ nghĩa xã hội, mà chính chủ nghĩa xã hội cũng chỉ còn trong khuôn khổ của hệ tư tưởng, nghĩa là khái niệm chủ nghĩa tư bản cũng không thể dùng để mô tả cái hiện thực cần phải bị loại bỏ được nữa. Mục đích không còn cao quý nữa, nó chỉ khoác màu sắc cao quý mà thôi. Phương tiện, nghĩa là việc sát sinh, đã trở thành mục đích khả thi duy nhất.

Kết luận đoạn so sánh dài một cách đáng khâm phục giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa Quốc xã, Raymond Aron viết: “Tôi kiên quyết khẳng định rằng có sự khác nhau đáng kể giữa hai hiện tượng này, dù chúng có giống nhau đến mức nào. Sự khác nhau đáng kể là hậu quả của những tư tưởng cổ động cho hai phong trào nói trên. Một phong trào thì kết thúc bằng trại lao động cải tạo, còn phong trào kia thì là buồng hơi ngạt. Một phong trào đặc trưng bởi ý chí xây dựng một xã hội mới và có thể cả con người mới bằng mọi phương tiện, còn đặc trưng của phong trào kia là một ý chí ma quái nhằm tiêu diệt một chủng-tộc-giả định”.

Tôi công nhận có sự khác nhau giữa chủ nghĩa Quốc xã và chủ nghĩa cộng sản trên cơ sở những luận cứ sẽ được trình bày dưới đây. Những điều đã dẫn không thuyết phục được tôi. Chủ nghĩa Quốc xã cũng thiết kế ra một xã hội mới, con người mới và cũng bằng mọi phương tiện. Không thể biết giữa việc tiêu diệt một chủng-tộc-giả-định, sau đó đến lượt các chủng-tộc-giả-định khác, kể cả chủng tộc “siêu đẳng” vì tất cả các chủng tộc đều hư hỏng và việc tiêu diệt một giai-cấp-giả-định trước, rồi sau đó đến lượt các giai cấp khác vì tất cả các giai cấp đều tiêm nhiễm tinh thần của chủ nghĩa tư bản, cái nào ma quái hơn.

Raymond Aron kết luận: “Nếu phải nói một cách cực kỳ ngắn gọn ý nghĩa của mỗi phong trào nói trên thì tôi sẽ đề nghị công thức như sau: đối với chế độ Xô viết, tôi xin nhắc lại một câu mà ai cũng biết: “Kẻ muốn tạo ra một thiên thần lại tạo ra được một quỷ dữ”; còn đối với chế độ của Hitler thì tôi xin nói: “Con người có lẽ đã lầm lẫn khi muốn mình hao hao như thú dữ vì anh ta đã rất thành công trong chuyện này.”

Cái nào hay hơn: Trở thành thú với dáng vẻ thiên thần hay là người với dáng vẻ thú, nếu có thể chứng minh được rằng cả hai đều là những con thú dữ? Trường hợp thứ nhất, mức độ dối trá cao hơn và sức mê hoặc cũng nhiều hơn, sự xuyên tạc tính thiện cũng triệt để hơn vì ở đây cái ác lại có vẻ thiện, khác hẳn với tội ác không hề che giấu của chế độ Quốc xã. Điều đó đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa cộng sản truyền bá rộng hơn và làm rung động nhiều người, những người sẽ tránh né ngay lập tức các dự án của bọn SS. Làm cho những người tốt trở thành xấu có lẽ là việc ghê tởm hơn là làm cho kẻ xấu trở thành xấu hơn. Lập luận của Raymond Aron làm cho ta hiểu được sự khác nhau của ý đồ. Ý đồ của chủ nghĩa Quốc xã mâu thuẫn với điều thiện được toàn thể nhân loại công nhận. Ý đồ của chủ nghĩa cộng sản lại bóp méo nó, vì trông nó có vẻ thiện và lôi kéo nhiều người thiếu chú ý tham gia vào dự án. Dự án đã không hoàn thành cho nên không thể xét đoán nó về mặt đạo đức, chỉ còn lại các phương tiện, các phương tiện này không có khả năng đưa tới mục đích, chúng đã trở thành mục đích trên thực tế. Kèm theo tội ác, sự dối trá làm cho tội lỗi càng có sức hấp dẫn và trở thành nguy hiểm hơn.

Trở thành hấp dẫn hơn vì chủ nghĩa Lenin đã ăn cắp di sản của một lý tưởng có nguồn gốc lâu đời nhất. Trong thời điểm cải đạo, nhiều người không có khả năng nhận thức được sự xuyên tạc lý tưởng. Đôi khi có người suốt đời là đảng viên cộng sản mà không biết có sự xuyên tạc như thế. Sự lầm lẫn giữa đạo đức cũ (được mọi người công nhận) với đạo đức mới chưa bao giờ được làm sáng tỏ tới cùng. Vì chưa được làm sáng tỏ tới cùng như thế nên trong các đảng cộng sản, vẫn còn một số “người đứng đắn”, sự thoái hoá đạo đức của họ được triển hạn và chính vì có họ mà sự tha thứ đã diễn ra một cách dễ dàng hơn. Một cựu đảng viên cộng sản thì dễ dàng được tha thứ hơn là một cựu đảng viên Quốc xã vì người ta ngờ rằng ngay từ khi ra nhập đảng Quốc xã, hắn ta đã đoạn tuyệt với đạo đức truyền thống.

Nguy hiểm hơn vì cách nhồi sọ của cộng sản nham hiểm hơn và thường xuyên hơn, vì nó biến việc ác thành việc thiện và buộc người ta phải làm điều ác. Tội ác của cộng sản nguy hiểm hơn còn vì rằng nạn nhân của nó không thể nào đoán trước được. Trên thực tế, bất kỳ người nào, vào bất cứ lúc nào, cũng có thể được gán cho những đặc điểm tưởng tượng của kẻ thù. Chế độ Quốc xã xác định rõ ngay từ trước các kẻ thù của nó. Nó gán cho kẻ thù của mình những tính chất quái gở, như khi họ nói đến những kẻ bất thành nhân thì ta biết ngay đấy là người Do Thái, khi họ nói đến người Slav đáng khinh thì ta biết ngay đó có thể là người Ba Lan hay người Ukraine bằng xương bằng thịt hẳn hoi. Người nào không phải gốc Do Thái hay Ba Lan hoặc Ukraine thì được tạm hoãn. Khi chưa cướp được chính quyền thì tính chất toàn nhân loại là một ưu điểm lớn của chủ nghĩa cộng sản so với tính độc tôn của chủ nghĩa Quốc xã, nhưng tính chất này lại trở thành mối đe doạ mang tầm nhân loại khi chủ nghĩa cộng sản nắm được chính quyền. Chủ nghĩa tư bản, trong ngôn từ của những người cộng sản, chỉ là một tồn tại mang tính tư tưởng, bất cứ người nào hay hiện tượng gì cũng có thể được coi là tư sản và bị nó nguyền rủa: trung nông, bần cố, trí thức, vô sản và cuối cùng là chính đảng cũng có thể được coi là đi theo con đường tư bản. Tất cả đều có thể bị nhiễm tư tưởng tư sản. Không có ai thoát khỏi được sự ngờ vực.

*

Các lãnh tụ Quốc xã đã nhận thức được một phần hiện thực khi họ nói rằng sẽ có máu và nước mắt, họ đã nhìn thấy trước cuộc chiến đấu một mất một còn để khôi phục lại trật tự sắc tộc vốn có của nhân loại. Lenin thì ngược lại, ông ta cho rằng thời cơ đã chín muồi, chỉ cần lật đổ được “chủ nghĩa tư bản” là tương lai tươi sáng của thế giới sẽ thành hiện thực. Ngọn lửa cách mạng sẽ bao trùm khắp thế giới. Chỉ cần những kẻ tước đoạt bị tước đoạt là các hình thức của chủ nghĩa xã hội sẽ tự xuất hiện. Nhưng chẳng có chuyện gì xảy ra buổi sáng sau ngày 7 tháng 11 năm 1917 cả, bức màn được kéo lên nhưng đằng sau nó hoá ra là một sân khấu trống không. Giai cấp vô sản, bần cố nông, trung nông và tinh thần quốc tế vô sản đâu hết cả rồi? Chỉ có Lenin và đảng của mình cùng với một nhóm cận vệ đỏ giữa một thế giới đầy thù nghịch hay ít nhất cũng là một thế giới bàng quan.

Nhưng chủ nghĩa Marx-Lenin lại là một khoa học. Nghĩa là, kinh nghiệm phải cung cấp bằng chứng cho lý thuyết. Chủ nghĩa tư bản đã bị lật đổ, điều quan trọng bây giờ là thắng lợi hoàn toàn của chủ nghĩa xã hội. Vì hiện nó chưa thắng lợi nên phải xây dựng nó theo đúng lý thuyết và phải kiểm tra để kết quả luôn phù hợp với lý thuyết. Từng tầng, từng tầng một của cái thế giới giả tạo có nhiệm vụ thay thế cho thế giới hiện thực được xây dựng lên như thế đấy. Sự dối trá đã phủ bóng đen ngày một dày đặc hơn của nó lên toàn bộ xã hội, lời nói và việc làm ngày càng xa rời nhau. Phủ nhận sự hiện diện của cái ác được coi là thiện và cái “thiện” đó cứ thế điên cuồng sinh sôi nảy nở.

Sự xuống cấp về mặt đạo đức trong chế độ cộng sản chủ yếu phát triển theo con đường như thế. Cũng như trong chế độ Quốc xã, nó lan truyền theo những vòng tròn đồng tâm xung quanh một hạt nhân trung tâm.

Trung tâm là đảng, trong đảng là nhóm lãnh đạo của nó. Trong thời kỳ mới giành được quyền lực, nhóm lãnh đạo này hoàn toàn bị hệ tư tưởng chi phối. Đấy là lúc nó tiến hành “tiêu diệt kẻ thù giai cấp”. Do lương tâm đã bị đầu độc, nhân danh lý thuyết không tưởng, người ta tiến hành tiêu diệt hàng loạt nhóm người khác nhau. Nhìn về quá khứ, ta thấy dù ở Nga, ở Triều Tiên, Trung Quốc, Rumani, Ba Lan hay Campuchia thì vụ tắm máu đầu tiên này cũng là một trong những vụ giết người lớn nhất trong lịch sử của chế độ cộng sản, trong giai đoạn này khoảng 10% dân số đã bị giết hại.

Khi giấc mơ không tưởng không thể nào trở thành hiện thực được, còn mười người giết một cũng không đưa đến đâu thì sự không tưởng đã thoái hoá đơn thuần thành việc bám víu quyền lực. Vì kẻ thù khách quan đã bị tiêu diệt, cần phải theo dõi để làm sao cho nó không tái xuất hiện, kể cả khả năng xuất hiện trong hàng ngũ của đảng. Đấy là lúc bắt đầu cuộc khủng bố giai đoạn hai, một cuộc khủng bố có vẻ vô nghĩa, vì nó không tương xứng với sự chống đối và chỉ nhằm áp đặt sự kiểm soát hoàn toàn lên tất cả mọi người dân, mọi ý nghĩ, mọi tư tưởng. Sợ hãi trở thành tài sản chung, nó lan truyền vào cả trong đảng, mỗi đảng viên đều cảm thấy nguy hiểm. Người này tố giác người kia, người này phản bội người kia. Tất cả, không trừ một ai.

Sau đó đến giai đoạn ba: đảng đưa ra các biện pháp chống lại những vụ thanh trừng thường xuyên. Đảng chấp nhận sự phân phối quyền lực hủ bại và hài lòng với sự an toàn của chính mình. Đảng không còn tin vào hệ tư tưởng nữa nhưng vẫn tiếp tục nói bằng ngôn ngữ của nó và theo dõi để cái ngôn ngữ mà nó biết rõ là dối trá trở thành ngôn ngữ giao tiếp duy nhất: đấy chính là dấu hiệu rằng nó đang nắm quyền. Đảng tích cóp dần đặc quyền đặc lợi. Đảng trở thành một đẳng cấp riêng. Tham nhũng hiện diện khắp nơi. Dân chúng bây giờ không so sánh đảng viên với chó sói nữa mà so sánh với lũ lợn.

Tất cả dân chúng còn lại đều là ngoại vi. Tất cả và ngay lập tức được kêu gọi và huy động cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tất cả đều bị đe doạ, bị lừa dối, bị xúi giục tham gia làm những việc ác.

Trước hết, tất cả đều bị khoá chặt. Tất cả các chế độ cộng sản đều bế quan toả cảng, đấy là một trong những bước đầu tiên của chế độ. Cho đến năm 1939, Quốc xã vẫn cho người ta ra nước ngoài miễn là có người trả tiền: nước Đức chỉ càng “trong sạch” hơn mà thôi. Cộng sản không bao giờ cho đi như thế. Họ cần có một đường biên giới nội bất xuất ngoại bất nhập, bí mật của những vụ giết người hàng loạt và bí mật về sự thất bại của họ cần phải được bảo vệ, nhưng trước hết là vì cả nước phải trở thành một trường học, nơi tất cả sẽ nhận được một nền giáo dục đào tận gốc rễ tinh thần của chủ nghĩa tư bản và thay vào đó là tinh thần xã hội chủ nghĩa.

Bước thứ hai: kiểm soát thông tin. Dân chúng không được quyền biết những chuyện ở bên ngoài khối xã hội chủ nghĩa. Họ cũng không được quyền biết những điều xảy ra ở trong nước. Họ không được quyền biết về quá khứ. Họ không được quyền biết về hiện tại. Họ chỉ được quyền biết về tương lai tươi sáng mà thôi.

Bước thứ ba: thay hiện thực bằng giả-hiện-thực. Có cả một tầng lớp chuyên sản xuất ra báo-chí-giả, lịch-sử-giả, văn-chương-giả và nghệ-thuật-giả và tất cả đều có nhiệm vụ phản ánh cái hiện thực không hề tồn tại. Kinh-tế-học-giả thì tạo ra thống kê tưởng tượng. Đôi khi nhu cầu của các chuyên viên trang trí dẫn đến các biện pháp theo kiểu Quốc xã. Thí dụ, ở Liên Xô, người tàn tật do chiến tranh hay tai nạn lao động bị cách li khỏi xã hội và được đưa đến những khu vực xa xôi để họ không làm hỏng bức tranh chung. Ở Bắc Triều Tiên, như người ta nói, những người lùn bị đưa đi thật xa và bị cấm sinh con, “chủng tộc” này sẽ phải biến mất vĩnh viễn. Có hàng triệu người tham gia vào công việc trang trí như thế. Để làm gì? Để chứng tỏ rằng xã hội chủ nghĩa không chỉ là khả thi mà đang được xây dựng, đang được củng cố, hơn nữa, có thể xây dựng được: đã có một xã hội tự do và tự quản mới, nơi những “con người mới” suy nghĩ và hành động theo qui tắc của hiện-thực-bịa-tạc. Công cụ hữu hiệu nhất của chính quyền là chế tác ra ngôn ngữ mới, trong đó, từ ngữ có ý nghĩa khác hẳn với ý nghĩa đã được mọi người công nhận. Vốn từ vựng và cách thể hiện đặt nó ngang tầm với ngôn ngữ cúng tế: ngôn ngữ thế hiển tính siêu nghiệm của chủ nghĩa xã hội. Nó chứng tỏ sức mạnh vô địch của đảng. Việc sử dụng rộng rãi thú ngôn ngữ này là chỉ dấu cho thấy sự nô dịch đã thành công.

Trong thời kỳ đầu, phần đông dân chúng tự nguyện học nói dối. Người ta gia nhập đạo đức mới cùng với di sản đạo đức cũ. Họ yêu lãnh tụ, những người hứa hẹn mang lại hạnh phúc cho họ, họ tin rằng mình hạnh phúc. Họ nghĩ rằng đang sống trong một xã hội công bằng. Họ căm thù kẻ thù của chủ nghĩa xã hội, họ tố cáo chúng, đồng tình với việc cướp đoạt, xoá bỏ chúng. Họ tham gia hoặc ủng hộ vào việc tiêu diệt kẻ thù. Họ cùng tham gia thực hiện tội ác mà không biết. Trong khi đó, họ bị làm cho mụ mẫm đi bằng thông tin giả và logic giả. Họ đánh mất khả năng tự tri và đạo đức. Không còn khả năng phân biệt giữa chủ nghĩa cộng sản và lý tưởng đức hạnh được mọi người thừa nhận cho nên khi gặp phải những điều bất công, họ liền cho rằng đấy là do kẻ thù bên ngoài. Cho đến tận ngày tàn của chế độ cộng sản ở Liên Xô, mỗi khi gặp phải sự đối xử bất công của cảnh sát hay cán bộ đảng, người dân lại gọi họ là “phát xít”. Họ không nghĩ rằng phải gọi những kẻ đó theo đúng tên: tên của chúng là cộng sản.

Sau đó, cuộc sống trong khối xã hội chủ nghĩa không trở nên “tốt hơn”, “vui hơn”, như Stalin nói vào lúc cao trào của cuộc “đại thanh trừng”, mà trở nên buồn tẻ hơn và u ám hơn. Trước đó, sự suy thoái về đạo đức diễn ra một cách vô thức nhưng bây giờ, người ta đã dần nhận thức được bản chất vấn đề. Trước đó, nhân dân làm điều ác nhưng lại nghĩ rằng đang làm việc thiện; nay thì họ biết họ đang làm gì. Người ta tiếp tục tố giác, tiếp tục ăn cắp, tiếp tục luồn cúi nhưng họ đã biết xấu hổ. Khác với chế độ Quốc xã, cộng sản không che giấu tội lỗi, nó tuyên bố công khai việc mình làm và kêu gọi dân chúng tham gia. Mỗi một vụ kết án đều có các cuộc mít tinh ủng hộ. Tội nhân bị đồng chí, bạn bè, vợ con công khai nguyền rủa. Tất cả đều phục tùng nghi lễ vì sợ và vì tư lợi. Những anh hùng lao động thời kỳ đầu chỉ là yếu tố trang trí, thực ra lại là những kẻ lười biếng, quỵ lụy, một người Xô Viết ngu độn. Phụ nữ bắt đầu căm thù đàn ông, trẻ con căm thù cha mẹ vì chúng cảm thấy rằng chúng cũng sẽ trở thành những người như thế.

Giai đoạn cuối cùng đã được các nhà văn thời kỳ cáo chung của chế độ cộng sản như Dinoviev, Erofeev miêu tả rất rõ. Tuyệt vọng và coi thường chính mình là tình cảm phổ biến nhất. Người ta chỉ còn mỗi một cách là sử dụng các tiện nghi mà chế độ cho phép, đấy là sự vô trách nhiệm, ăn bám và sống lay lắt qua ngày. Người ta không còn phải ứng xử theo kiểu nước đôi nữa, họ cố gắng để không còn nghĩ đến bất cứ điều gì. Con người trở nên khép kín. Đa sầu đa cảm, self-pity là cách để kêu gọi người khác chứng kiến sự xuống cấp đạo đức của chính mình, họ hành động giống hệt những kẻ nghiện rượu. Cuộc chiến đấu tất cả chống lại tất cả vẫn diễn ra nhưng xung năng thì đã giảm đi nhiều. Zinoviev cho rằng con người xô viết (homo sovieticus) là sản phẩm của một sự đột biến không thể phục hồi. Có thể là ông đã lầm.

Không ai có thể tránh khỏi nền giáo dục dối trá. Các khuôn khổ của xã hội cũ cùng với tư hữu đã bị bãi bỏ và được thay bằng đủ các thứ trường học và cơ quan theo dõi: nông dân thì bị nông trang, công xã nhân dân (Trung Quốc), công nhân thì bị “công đoàn”, nhà văn và nghệ sĩ thì bị các “hội văn học nghệ thuật” theo dõi. Có thể mô tả lịch sử chế độ cộng sản ở các nước khác nhau như là một cuộc rượt đuổi không mệt mỏi nhằm thiết lập một sự kiểm soát toàn diện, còn từ phía các thần dân thì đấy là những cuộc tìm kiếm tuyệt vọng một chỗ ẩn náu, dù đấy chỉ là một góc nhỏ cho chính mình. Góc nhỏ thì bao giờ cũng có. Chính vì thế mà một số gia đình trí thức cũ ở Nga đã có thể gìn giữ được truyền thống của mình. Andrey Sakharov sinh ra trong một gia đình như thế. Trong các trường đại học tổng hợp, các khoa ngôn ngữ học cổ điển gần như vẫn được giữ nguyên như cũ. Trong các thánh đường bị nô dịch vẫn có bầu không khí trong lành để thở. Trong thời kỳ cuối của chế độ cộng sản, ta có thể thấy ở Moskva những nhóm người trẻ tuổi, những người, sau khi tiếp thu được tri thức và đạo đức, đã không đi làm, không giành một chức vụ nào, họ sống tự do, cố gắng hạn chế tiếp xúc với môi trường Xô viết. Họ đã giữ như vậy cho đến ngày chế độ cáo chung.

Trong đế chế Liên Xô, công tác cải tạo cộng sản dừng lại trước ngưỡng cửa nhà tù. Nếu những người Quốc xã xem việc cải đạo là không thể xảy ra thì những người cộng sản, đơn giản, lại từ chối không cho các tù nhân cải sang đạo của mình. Họ từ chối một cách kiên quyết đến nỗi dù đã xảy ra biết bao nhiêu chuyện kinh hoàng, Solzhenitsyn vẫn khẳng định rằng nhà tù là nơi có tự do tư tưởng và trong sạch về lương tâm. Ngược lại, chế độ cộng sản Á châu lại biến nhà tù thành trường học. Chính quyền ghi nhận thành tích học tập của từng trại viên. Chỉ có những người chết hoặc đã được cải hoá mới được ra khỏi nhà tù mà thôi.


Đánh giá

Với quan điểm lịch sử như vậy, có thể so sánh sự tàn phá về mặt đạo đức mà chủ nghĩa Quốc xã và chủ nghĩa cộng sản đã gây ra trong thế kỷ vừa qua.

Tôi quan niệm sự tàn phá về mặt đạo đức không phải là sự phóng đãng mà từ xa xưa, những người già đã từng phàn nàn khi quan sát đức hạnh của giới trẻ. Tôi cũng không muốn so sánh thế kỷ này với những thế kỷ trước. Không có một cơ sở triết học nào để nói rằng người ngày xưa thì tốt hơn hay xấu hơn hiện nay. Nhưng rõ ràng là chủ nghĩa Quốc xã và chủ nghĩa cộng sản đã quyết định làm ngược và làm thay đổi cả các nguyên tắc đạo đức, thay đổi nhận thức về thiện - ác. Vì lý do đó mà họ đã làm nhiều việc mà kinh nghiệm của loài người chưa từng biết đến.

Mặc dù chủ nghĩa Quốc xã đã thực hiện những tội ác mà chủ nghĩa cộng sản có thể không so sánh được nhưng phải nói rằng sự tàn phá về mặt đạo đức của chủ nghĩa cộng sản thì sâu hơn và rộng hơn nhiều. Có hai lý do:

Thứ nhất, toàn dân phải học các nguyên tắc đạo đức mới. Các chứng cớ đã nói với ta rằng đây là sự cải đạo bắt buộc, đấy là sự áp bức nặng nề nhất, khó chịu nhất, so với nó thì tất cả những thứ khác: sự thiếu vắng tự do chính trị và dân sự, việc theo dõi của cảnh sát, sự đàn áp về thể xác và kể cả nỗi sợ hãi, đều không là gì so với nền giáo dục bắt buộc đó. Nó có thể làm người ta phát điên vì nó trái ngược hẳn với các sự kiện rõ ràng, trái ngược hẳn các sự kiện có thể cảm thấy được. Và cuối cùng, tất cả các “biện pháp” và “cơ quan” đều bị nó khống chế. Chủ nghĩa cộng sản có thời gian tồn tại lâu hơn chủ nghĩa Quốc xã cho nên nền giáo dục này đã hoàn thành nhiệm vụ mà nó đặt ra. Sau khi sụp đổ, nó đã để lại một xã hội đầy thương tích, để lại những tâm hồn bị đầu độc khó thanh tẩy hơn là ở nước Đức mà sau một giai đoạn vong thân tạm thời, đất nước này đã thoát ra khỏi cơn ác mộng, sẵn sàng lao động, sẵn sàng sám hối.

Thứ hai, vì có sự lẫn lộn thâm căn cố đế giữa đạo đức vẫn được mọi người thừa nhận và đạo đức cộng sản: cái sau ẩn náu sau cái trước, sống ký sinh vào cái trước, giết chết cái trước, như bệnh hoại thư, dùng cái trước làm phương tiện truyền bệnh của mình. Đây là một thí dụ: Trong một cuộc tranh luận sau khi xuất bản Cuốn sách đen về chủ nghĩa cộng sản, tác giả của những bài xã luận trên tờ Humanité đã tuyên bố trên truyền hình rằng 85 triệu người bị giết hại không hề làm lu mờ lý tưởng cộng sản; đấy chỉ là kết quả của những sự lệch lạc rất đáng tiếc mà thôi. Sau Oswiecim, ông ta tuyên bố, không thể là đảng viên Quốc xã được nữa, nhưng sau những trại tù của Liên Xô thì người ta vẫn có thể là đảng viên cộng sản được. Con người này, lúc đó vẫn còn tỉnh táo, không biết rằng ông ta đã tự ký cho mình bản án tử hình khi nói như thế. Ông ta không nhận ra rằng lý tưởng cộng sản đã đánh mất hoàn toàn nguyên tắc thực tiễn và cơ sở đạo đức đến nỗi trong thực tế, nó vẫn còn sống được sau khi đã để lại trên đường đi của nó 85 triệu xác chết, trong khi lý tưởng Quốc xã đã sụp đổ dưới sức nặng của chính những xác chết do nó tạo ra. Ông ta đã nói những lời lẽ khủng khiếp như thế trong khi nghĩ rằng mình là một người trung thực, một người trung thành với lý tưởng, một người không khoan nhượng. Chủ nghĩa cộng sản tha hoá hơn chủ nghĩa Quốc xã vì nó không bảo người ta chấp nhận một cách có ý thức tư cách của kẻ làm điều ác nhưng nó lại lợi dụng tinh thần công bằng và bác ái thịnh hành trên khắp hành tinh để truyền bá cái ác. Tất cả các thí nghiệm của cộng sản đều bắt đầu bằng sự trong trắng, hồn nhiên.

Bản tiếng Việt © 2007 talawas
--------------------------------------------------------------------------------
[1]Scylla và Charibdys là hai quái vật trong thần thoại Hy Lạp, sống trên hai bờ vịnh hẹp, chuyên giết hại những người đi qua eo biển này.
[2]Eichmann (1906-62), một tội phạm chiến tranh, hoạt động trong lực lượng SS từ năm 1933, năm 1937 cầm đầu Phòng xử lý vấn đề Do Thái, sau Chiến tranh thế giới thứ II chạy sang Argentina. Bị tình báo Israel bắt và bị tử hình năm 1962.


Nguồn: Dịch từ bản tiếng Nga, МИК – Русская мысль; Москва-Париж, 2000

3- Tai hoạ của thế kỷ. Chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa phát xít và tính đặc thù của thảm hoạ

Alain Besançon
Phạm Minh Ngọc dịch
1 http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=9383&rb=0302
2 http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=9393&rb=0302
3 http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=9394&rb=0302