Thứ Ba, 23 tháng 12, 2008

HO CHI MIN CHU TRUONG DA AM SAT NHAN TAI CUA DAN TOC TA

Trở lại với câu chuyện cụ Huỳnh Thúc Kháng. Cụ thường hay xưng mình là một nhà cách mạng công khai (un révolutionnaire ouvert) trong quan hệ với người Pháp.

Năm 1946, cụ Huỳnh Thúc Kháng được Hồ Chí Minh và Nguyễn Hải Thần mời ra Hà Nội giữ chức Bộ Trưởng Nội Vụ trong Chính phủ Liên hiệp ra mắt ngày 2/3/1946.

Nhận xét về thành phần chính phủ liên hiệp lúc bấy giờ, Nghiêm Kế Tổ đã viết rằng:
“Nhìn qua thành phần chính phủ cải tổ, về hình thức thì hoàn toàn đoàn kết nhưng bên trong khác hẳn. Cụ Nguyễn Hải Thần già yếu nhu nhược, giữ ghế Phó chủ tịch làm gì. Địa vị Ngoại trưởng của Nguyễn Tường Tam, nào có ngoại giao gì đâu, ngoại giao với Pháp thì đường lối chính đã do Việt Minh vạch sẵn rồi, chỉ còn có ngoại giao với Trung Hoa thì cái thế anh em nhà của Nguyễn ngoại trưởng với Lư Hán, Tiêu Văn lại là một điều lợi cho Việt Minh quá. Về Nội vụ, cụ già Huỳnh Thúc Kháng chỉ còn dư gân sức ký những sắc lệnh đã được thảo sẵn. Riêng bộ Quốc phòng của Phan Anh thì chỉ làm nhiệm vụ kiến quân, dưỡng quân và huấn quân, còn việc dụng quân lại thuộc Võ Nguyên Giáp...” [59]
Độc giả nên chú ý đến câu cuối của Nghiêm Kế Tổ, bởi vì chính Võ Nguyên Giáp đã sử dụng quân đội trong việc đánh phá các chiến khu của Quốc Dân Đảng trong nhiều tỉnh ở Bắc Kỳ và dùng võ lực để tiêu diệt các lực lượng đối kháng tại Hà Nội điển hình qua vụ phố Ôn Như Hầu và cầu Chiêm Sơn mà chúng tôi sẽ nói đến ở phần sau.

Cụ Huỳnh Thúc Kháng không có kinh nghiệm về Việt Minh, lại không có kinh nghiệm hoạt động chính trị đảng phái nên sau khi Võ Nguyên Giáp dàn dựng ra vụ Ôn Như Hầu và mời đến chứng kiến với tư cách bộ trưởng Nội vụ, cụ đã cực lực lên án rằng: “Không ngờ bên Việt Quốc lại có những hành động quá tàn ác như thế!” rồi sau đó, ngày 14/7/1946 với cương vị quyền Chủ tịch nhà nước, cụ Huỳnh ký nghị định trừng trị VNQDĐ [60].

Trước khi sang Pháp dự hội nghị Fontainebleau, Hồ Chí Minh đã viết cho Huỳnh Thúc Kháng tấm thiệp trong đó có sáu chữ Hán “Dĩ bất biến ứng vạn biến” (lấy cái không biến đổi để ứng phó với vạn cái biến đổi), mục đích là trói tay không cho cụ Huỳnh tiến hành một công việc nào đó khả dĩ làm hư các công tác khác của Việt Minh trong khi họ Hồ đi xa.

Hồ quả thật nham hiểm tột độ, sắp đặt mọi công tác cho đàn em tiến hành, đúng như ông trả lời Tướng Salan tháng 5 năm 1946: “Giáp hoàn toàn tận tuỵ với tôi. Ông ta tồn tại được vì nhờ tôi nâng đỡ. Ông ta cũng như những người khác không làm gì được nếu không có tôi. Tôi là người cha của cách mạng.” [61]

Khi được Hồ Chí Minh cho về Quảng Nam, Huỳnh Thúc Kháng đau nặng nhưng không dám về quê Tiên Phước mà đi thẳng vào Quảng Ngãi, chết ở đó vì dư luận Quốc Dân Đảng lúc bấy giờ ở Quảng Nam rất sôi sục về hành động của cụ qua biến cố Ôn Như Hầu. Có người nêu nghi vấn là trước khi mất cụ Huỳnh dặn người nhà “chôn sấp” nghĩa là đặt thi thể cụ nằm úp mặt xuống đất nhưng người nhà thấy tội nghiệp quá, không đành làm như vậy.[62] Nhiều nghi án về cái chết của cụ Huỳnh còn ghi lại trong đó Minh Vũ Hồ Văn Châm cho rằng “Theo tiết lộ của cán bộ cộng sản Hoàng Mạnh Đức, Trưởng ban Huấn luyện Quân báo Liên khu 5, thì Huỳnh Thúc Kháng, sau khi đóng trọn vai trò bù nhìn bung xung, đã được cộng sản đưa về Quảng Ngãi dưỡng bệnh rồi chích thuốc thủ tiêu để diệt khẩu vào năm 1947.” [63]

Chính sách của Cộng sản là trở mặt sau khi đã đạt tới mục tiêu. Hồ Chí Minh thành lập Chính phủ Liên hiệp để tạm yên lòng các chính đảng quốc gia, cần có Quốc hội đoàn kết nên đã đành lòng chịu nhường cho Quốc Dân Đảng 50 ghế và phe Nguyễn Hải Thần (Việt Cách) 20 ghế, giải tán Đảng Cộng Sản Đông Dương, nhưng sau khi lực lượng quân sự của Trung Hoa kéo về nước, và sau khi đã đạt được thoả hiệp với người Pháp qua hiệp ước sơ bộ 6 tháng 3, đã đến lúc Việt Minh không cần khoác bộ áo quốc gia dân tộc nữa thì họ quay ra dứt điểm các thành phần bất đồng chính kiến với họ nhất là các đảng phái quốc gia đang sách động dân chúng yêu nước tố giác tội ác bán nước của họ. Một người như cụ Huỳnh Thúc Kháng khi xét thấy không cần dùng nữa thì Việt Minh thủ tiêu, với CS đó là chuyện bình thường, bởi vì “được chim bẻ ná, được cá đá lờ”.

Tác giả Nghiêm Văn Thạch có lẽ đã nhận định đúng về Huỳnh Thúc Kháng: “Sau cùng, lệnh đàn áp đã đến từ Huỳnh Thúc Kháng, một ông đồ nho lẩm cẩm hoàn toàn do đảng cộng sản khống chế. Tôi thành thật không hiểu vì sao người ta vẫn còn dành cho ông sự kính trọng nào đó. Thật ra ông chẳng có một kiến thức hay một lý luận nào đáng kể. Việc làm duy nhất của ông là đã đặt bút ký lệnh phát động một đợt đàn áp đẫm máu mà những người yêu nước chân chính đã là nạn nhân. Ông không biết gì và cũng không có ác ý, ông chỉ là một công cụ ngoan ngoãn và ngây ngô trong tay đảng cộng sản mà thôi.” [64]

Nếu vụ án Ôn Như Hầu tại Hà Nội là đòn của Việt Minh đánh vào bộ phận tuyên huấn của Quốc Dân Đảng Việt Nam thì vụ án cầu Chiêm Sơn cuối năm 1946 nhằm chủ đích đánh vào các thành phần nòng cốt lãnh đạo của đảng phái quốc gia tại Miền Trung Trung Bộ, nơi mà Cộng Sản tuy có được chính quyền nhưng hơn một nửa quần chúng đã nghiêng về phía Quốc Dân Đảng VN.

Trước đó, từ năm 1942, Đại Việt Quốc Dân Đảng tại Phú Yên đã từng lãnh đạo 20,000 nông dân chống Công ty Đường Trung Kỳ (Société Sucrière d’Annam) của liên doanh tư bản Pháp – Hoà Lan chứng tỏ ảnh hưởng của Đại Việt còn rất sâu đậm trong dân chúng nông thôn. [65]

Tại Quảng Nam, cũng do sự xông xáo của Phan Kích Nam (tức Phan Xuân Thiện) mà hoạt động của Quốc Dân Đảng VN bành trướng mau lẹ với các cán bộ lãnh đạo kiên cường của như Trương Phước Tường, Phan Bá Lân, Hoàng Tăng (Hoàng Bình), Huỳnh Hoà, Phan Ngô, Nguyễn Đình Thiệp từ cuối năm 1945 đã xây dựng được cơ sở vững mạnh trong quần chúng. Nhiều nơi Uỷ Ban Hành Chính Xã nằm trong tay cán bộ Quốc Dân Đảng nên các mệnh lệnh của chính quyền CS không được thi hành thậm chí các cuộc quyên góp cũng bị thất bại. Chính vì vậy, Tổng bộ Việt Minh cùng với Xứ Uỷ Trung Việt Trần Hữu Dực, kết hợp với Nguyễn Duy Trinh, Tố Hữu quyết định đàn áp Quốc Dân Đảng tại Quảng Nam để bảo tồn địa vị của họ.

Trong cuốn Việt Nam Quốc Dân Đảng, tác giả Hoàng Văn Đào cho biết:
“Ty công an CS Quảng Nam do Huỳnh Lắm, Trịnh Quang Xuân cầm đầu nhận lệnh của thượng cấp bố trí công việc đàn áp theo một kế hoạch chung. Trước hết ngầm vận động tên Nguyễn Phúc, tục gọi là Phó Đảnh làm nghề thợ rèn, nhà ở gầm cầu Chiêm Sơn thuộc huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam.

Rồi một đêm vào hạ tuần tháng 7.1946, khi chuyến xe lửa chở binh sĩ tiếp viện cho mặt trận Nam bộ chạy đến cầu Chiêm Sơn, bỗng dưng ngừng lại, vì thấy có lửa đốt ra hiệu báo nguy. Tưởng là có người bị nạn, nhưng xuống xem, thời lại thấy có người đương tháo đinh bù loong ở dưới gầm cầu; đó là theo lời khai của tài xế trên chuyến xe lửa ấy.

Rồi ngay ngày hôm sau, Phó Đảnh cùng đứa con trai của y 15 tuổi, được ty công an đòi đến. Vì đã có sự dỗ dành mua chuộc với giá cả xong xuôi, bắt ép Phó Đảnh phải khai là những đảng viên VNQDĐ do Phan Bá Lân tổ chức với y phá cầu Chiêm Sơn, để cướp khí giới của đoàn quân đi Nam bộ, đặng có số khí giới cướp chính quyền tỉnh Quảng Nam. Kế tiếp công an CS lại đọc thêm từng tên khác, buộc Phó Đảnh phải ký cung. Nắm được tờ cung khai của Phó Đảnh, công an ra lệnh lùng bắt Phan Bá Lân, Huỳnh Hoà, Phan Ngô và một số đảng viên khác đem về giam, rồi dùng cực hình tra tấn dã man tàn ác hơn cả mật thám thời Pháp thuộc, bắt buộc phải nhận những điều hoàn toàn bịa đặt... Phó Đảnh khi thấy những người mà mình bắt buộc phải khai ra để được lãnh một số tiền thưởng, không ngờ chính mắt y thấy những người ấy lại bị tra tấn quá dã man, mà y cũng không được thả ra, y quay lại hối hận, rồi xé áo dùng làm giây treo cổ tự tử trong phòng xí; còn đứa con của y, vì biết rõ âm mưu ấy, CS thấy không thể tha được nữa, buộc lòng đem đập cho hết luôn!” [66]
Sau vụ án này, CS mở một màn đại khủng bố nhằm vào các cơ sở của Quốc Dân Đảng tại các huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Tam Kỳ, Quế Sơn, Đại Lộc, Hoà Vang, Thăng Bình, Tiên Phước, bắt bớ rất nhiều cán bộ Việt Quốc đem lên giam ở Nghi Hạ, Trà Linh khiến đa số chết vì suy dinh dưỡng, lao động cực nhọc, thiếu quần áo, thuốc men và vì lam sơn chướng khí. Các cán bộ lãnh đạo nòng cốt của Quốc Dân Đảng tại Quảng Nam đã kiên cường phủ nhận tất cả những điều cáo buộc phi lý của CS mặc dù bị bắt giam, đánh đập tàn nhẫn. Hai câu đối sau đây do một đảng viên Việt Quốc quê ở Duy Xuyên vốn bị giam ở trại Trà Linh, và đã chết sau đó mấy tháng, đã tức cảnh sinh tình phản ảnh khá đầy đủ sự đầy đoạ vô nhân đạo mà các chiến sĩ chính đảng quốc gia phải chịu đựng dưới bàn tay độc ác bất nhân của Cộng Sản:
“Trăng hai tròn xác chết đã năm thây, mượn đất Trà Linh chôn sấp ngửa;
Chiếu một manh kẹp tre thêm bảy tấm, gọi hồn Tổ Quốc chứng ngay gian.”
Tại Quảng Bình, cụ Tú Xương làm Chủ nhiệm Tỉnh bộ Quốc Dân Đảng Việt Nam được hơn một tháng thì bị Công an CS bắt cóc, rồi bỏ bao bố thả xuống sông, theo giòng sông Nhật Lệ trôi về trước mặt thành phố Đà Nẵng [67].

Tiếp sau vụ cầu Chiêm Sơn, công an Quảng Ngãi đã điều động lực lượng truy lùng các cán bộ nòng cốt của Mặt Trận Quốc Dân Đảng và bắt được các ông Nguyễn Hoàng, Phạm Đình Nghị, Trần Cừ, Võ Đình Yên, Trần Giám, chỉ có Phan Quang Bổng là may mắn chạy thoát. Tại Bình Định, công an đã bắt giam rồi xử tử hình Nguyễn Hữu Lộc, Đoàn Đức Thoan, Võ Minh Vinh, riêng hai chú cháu Tạ Chương Phùng, Tạ Chí Diệp ra biển kịp thời vượt thoát vào Nam. Tại Phú Yên, tổ đình của Đại Việt Quốc Dân Đảng, Mặt Trận Quốc Dân Đảng cũng bị đàn áp khốc liệt, Tinh Hoa Thư Quán bị lục soát và phong toả, các cán bộ lãnh đạo như Trương Soạn, Huỳnh Anh, Trương Dụng Quyền, Phan Dùng, Huỳnh Tất, Trương Lịnh, Trương Ký nhất loạt bị bắt giam và rồi bị thủ tiêu.

Sau các vụ án đẫm máu phố Ôn Như Hầu rồi vụ cầu Chiêm Sơn dẫn đến biết bao cái chết bí mật, bi thảm có, công khai, rùng rợn có của các đảng viên, cán bộ trong Mặt Trận Quốc Dân Đảng, ông Bùi Diễm đã có những ghi nhận về hình ảnh và dấu tích của Đảng Trưởng Đại Việt trong tập hồi ký của mình:
“Vào mùa thu 1946, trong khi cả hai bên Pháp và Việt đang ráo riết sửa soạn chiến tranh thì nhiều bạn tôi trong đảng Đại Việt và những đảng phái quốc gia khác đều tìm cách lẩn trốn. Mỗi khi liên lạc lại được với nhau, thì câu hỏi đầu tiên là ai còn, ai mất, và ai là những người còn mà không thể ra mặt được? Mạng lưới công an của Việt Minh bao trùm lên cả nước.

Giữa lúc nguy kịch như vậy, ông Trương Tử Anh vẫn cố gắng không để lộ vẻ lo lắng và ngoài mặt ông vẫn bình tĩnh. Tôi vẫn được gặp ông và tin rằng dầu sao ông cũng tìm được cách giải quyết mọi sự khó khăn. Tuy ông không nói rõ cho tôi, nhưng tôi có cảm tưởng là ông đang lo di chuyển một số cán bộ vào Nam vì ở đó Việt Minh chưa hoàn toàn thao túng được. Ngoài ra, ông cũng nghĩ đến cách tăng cường những hoạt động ở ngoại quốc. Một hôm ông hỏi tôi có muốn sang Hồng Kông để hoạt động với cụ Kim không? Không hiểu vì tôi muốn ở gần ông trong những lúc ấy, hay linh tính bảo tôi từ chối, tôi viện lẽ là ở bên ngoài đã có anh Đặng Văn Sung và Đỗ Đình Đạo, để xin ông cho ở lại trong nước. Rồi ngày có ngày không, tôi vẫn gặp ông để nhận chỉ thị và tiếp tục hoạt động.

Vào khoảng đầu tháng 12, 1946, tình hình chung càng ngày càng khẩn trương như chỉ chờ dịp bùng nổ. Một hôm đúng như lời hẹn, tôi tới nơi đã được chọn để gặp ông Trương Tử Anh trên đường Cổ Ngư gần hồ Trúc Bạch, nhưng chờ mãi mà không thấy bóng dáng ông đâu cả. Đã mấy lần trước, ông không đến được chỗ hẹn, nhưng bao giờ cũng nhắn cho tôi biết tin ngay. Lần này thì khác hẳn. Tôi đợi suốt hai tiếng đồng hồ, càng đợi càng sốt ruột, nhưng rồi cũng phải bỏ đi vì sợ chính mình cũng rơi vào bẫy của Cộng Sản. Ngày hôm sau, anh Nguyễn Tất Ứng cho biết là anh cũng có hẹn với ông mà không được gặp. Ông Trương Tử Anh, hay là Anh Cả Phương đối với một số người trong chúng tôi, từ đó tuyệt tích.” [68]
Trương Tử Anh, Nguyễn Tường Tam và Vũ Hồng Khanh đều là những nhân vật lịch sử, nhưng mỗi người một phong cách, biểu lộ một thiên hướng khác nhau. Vũ Hồng Khanh là một nhà cách mạng thiên hướng bạo động, tướng đi như hổ, hiếu sát, về già râu tóc như sư tử, không phải là lãnh tụ chính trị. Nguyễn Tường Tam vốn cốt cách nhà văn, nhà nghệ sĩ, được nhà thơ Vũ Hoàng Chương ví như hoàng hạc [69], thiếu kiên nhẫn nên chính trường không phải là đất dụng võ của mình. Trương Tử Anh có năng khiếu là một lãnh tụ chính trị, tư tưởng gia, nghe nhiều hơn nói, bản lãnh, đảm lược, biết nhìn xa trông rộng nhưng tiếc thay không có thời, hay nói rõ hơn thời không đợi ông ta. Với việc Nguyễn Thái Học lên đoạn đầu đài ngày 17 tháng 6 năm 1930, và Trương Tử Anh thất tung sau ngày 19/12/1946, Huỳnh Phú Sổ và Lý Đông A bị Việt Minh sát hại cũng trong năm 1946, chính đảng quốc gia Việt Nam nói chung không còn lãnh tụ theo nghĩa đích thực xứng đáng với tầm vóc của danh từ này. Và một trang sử đấu tranh hào hùng của các bậc tiên liệt dân tộc đã được lật qua...
*

Hơn sáu mươi năm về trước, chính sách của chế độ CS đối với các thành phần bất đồng chính kiến, các chính đảng quốc gia đó là sử dụng gian trá đi đôi với bạo lực nhằm khống chế và tiêu diệt các đối thủ chính trị. Thời điểm đó thiếu thốn các phương tiện truyền thông nên dư luận dân chúng dễ bị tuyên truyền, đầu độc và nhất là dân chúng chưa có kinh nghiệm về CS, chưa hiểu được bộ mặt gian trá, xảo quyệt của Cộng Sản, cho nên nhiều người bị lừa bịp, nhắm mắt nghe theo Cộng Sản. Ngày nay, dân trí đã cao, dân tình đã đổi khác sáng suốt bình tĩnh hơn, các phương tiện truyền thông đạt tới trình độ siêu đẳng về số lượng sử dụng và vận tốc nhanh chóng vô lường cho nên bất cứ một âm mưu xảo quyệt nào của chính quyền Cộng Sản áp dụng hòng chụp mũ, bôi nhọ, xuyên tạc – như bọn chúng đã cắt bớt lời nói của Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt trước Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội ngày 20.9.2008 rồi mặc sức vu khống cho Ngài, làm tình làm tội đủ điều – thì hành vi bỉ ổi đó liền bị dư luận công chính trong nước và trên thế giới phanh phui và lột mặt nạ ngay lập tức. Ghi lại các biến cố dưới hình thức viết hồi ký, hồi ức cũng với luận điệu xuyên tạc sự thật trắng trợn, cũ mèm, lời lẽ đầy hận thù, trịch thượng, nhơ bẩn, lưu manh như sách của Võ Nguyên Giáp, của Lê Hữu Qua hay thậm chí như của Dư Văn Chất, về vụ án phố Ôn Như Hầu hay vụ cầu Chiêm Sơn chẳng hạn, ngày nay không lừa bịp được ai, lại có tác dụng “gậy ông đập lưng ông” đối với chế độ bất nhân Cộng Sản mà ai cũng oán ghét và lên án.

Bài viết này ghi lại lịch sử tháng bảy đen năm 1946 đầy đau thương, uất hận qua hai biến cố nói trên, nghĩ rằng vẫn còn một số mặt hạn chế, xin được xem là một nén tâm hương tưởng niệm hàng chục ngàn [70] những anh hùng hữu danh hoặc vô danh thuộc các đảng phái quốc gia, tôn giáo cùng những người bất đồng chính kiến với đường lối Việt Minh, đã tiên phong hy sinh trong công cuộc chiến đấu cao cả chống lại chế độ bạo tàn Cộng Sản ngay từ giai đoạn 1945 46 vì lý tưởng Tự do, Dân chủ cho Đất nước và Dân tộc.
Nguyễn Đức Cung
New Jersey 15/12/2008

Thứ Hai, 8 tháng 12, 2008

Cuộc chiến đấu chống Cộng Sản đòi Tự Do và Dân Chủ cho Việt Nam là một cuộc chiến phức tạp

Một Sách Lược Nguy Hiểm: Chống : Chống-Cộng
CHU TẤT TIẾN

14.3.2008 - Cuộc chiến đấu chống Cộng Sản đòi Tự Do và Dân Chủ cho Việt Nam là một cuộc chiến phức tạp và không cân sức giữa hai khối: Khối Tự Do - Yêu Nước và Khối Cường Quyền - Phản Quốc. Khối Tự Do -Yêu Nước gồm những tâm hồn nhiệt thành nhưng ở xa quê nhà phối hợp cùng những chiến sĩ Dân Chủ ở ngay trong nước là những người không có phương tiện tự bảo vệ. Trong khi đó, khối Cường Quyền - Phản Quốc thì dồi dào bạo lực, tài chánh, quyền uy, và phương tiện để áp đảo những chiến sĩ Dân Chủ lại mênh mông, không giới hạn.

Một sự thực phũ phàng nữa là ngay trong hàng ngũ chống Cộng ở hải ngoại, sự phân rẽ rất chủ quan lúc nào cũng manh nha làm cho nhiều người nản chí. Lực lượng đã phải dàn trải mỏng trên nhiều tiểu bang và nhiều quốc gia, phương thức chiến đấu đã không đồng bộ mà còn bị chia rẽ, đánh phá từ bên trong, thì cuộc chiến nhất định sẽ khó khăn, gian khổ. Các nhà tranh đấu cho Dân Chủ ở trong nước sẽ còn bị áp bức, trù dập, bỏ tù, bị du côn trấn lột, công an hành hạ, tống vào nhà thương điên và chích thuốc điên, hoặc giam cầm biệt tích, mà không nhận được những hỗ trợ kịp thời từ bên ngoài.

Thử tìm hiểu về nguyên nhân của các vụ việc chia rẽ nội bộ, người ta thấy, ngoài những nguyên nhân xã hội, tâm lývà chính kiến khác biệt, còn nổi bật lên một yếu tố rất nguy hiểm: đó là sách lược "Chống - Chống Cộng" của Cộng Sản, mục đích làm suy yếu hàng ngũ những người đấu tranh cho Dân Chủ ở hải ngoại.

Đây là một sách lược nhằm phá hoại tình đoàn kết quốc gia, cũng như gây hoang mang, chia rẽ trong mọi nơi, mọi lúc, làm mất uy tín những nhân vật chống Cộng có một chút tên tuổi hay những nhân vật đã được cộng đồng chống Cộng có cảm tình từ lâu. Sau khi chiến dịch "chụp mũ" kiểu chợ búa thất bại, vì đã tung ra quá nhiều "mũ" đến nỗi người ta không còn coi nặng sự việc bị chụp mũ nữa, Cộng Sản chủ trương hai loại hình hoạt động mới, tinh vi hơn và nguy hiểm hơn.

1-Về phương diện viết:

Nhiều bài viết mới xuất hiện của những tác giả lạ mặt, phân tích tình hình chính trị, văn hóa, và sinh hoạt báo chí của những người chống Cộng, để mò mẫm, tìm ra những khe hở của những nhân vật đó, rồi hạ bệ những nhân vật chống Cộng bằng những ngôn từ có vẻ trí thức, cho rằng các tác giả đó là "tay sai Cộng Sản", chỉ thỉnh thoảng mới lọt vào vài danh từ bình dân như "bưng bô", "đội đĩa"... Thí dụ như trong bài báo viết về giới lãnh đạo Cộng Sản tham nhũng, một tác giả đã dùng danh xưng "ông" để gọi một lãnh tụ Cộng Sản. Lập tức, có một bài viết lên án tác giả này, cho rằng tác giả đã đề cao Cộng Sản. Thoạt đọc bài phê bình, người đọc nhanh sẽ tưởng như người phê bình là một người chống Cộng kiên định, không chấp nhận cho ai gọi Cộng Sản bằng "ông". Nhưng thật ra, nếu để ý kỹ, sẽ thấy người phê bình đó, không bao giờ cho một câu đả kích chế độ Cộng sản một giòng nào, mà chỉ phân tích, nhằm hạ nhục người viết kia mà thôi.

Đọc kỹ hơn, người ta sẽ thấy tất cả những ai bị phê bình, đều là những người chống Cộng triệt để bằng hành động, chứ không chỉ bằng lời nói. Như vậy, kẻ phê bình kia, chỉ qua một bài viết tầm thường, đã cố tình loại ra khỏi vòng chiến vài nhân vật chống Cộng thứ thiệt, còn kẻ "chống" Cộng bằng mồm đó, chưa hề làm một động tác chống Cộng nào, ngoài mấy bài viết lẻ tẻ, lên án phe ta kịch liệt, muôn phần tệ hại hơn là chống Cộng. Kẻ phê bình đó không cần biết (hay không hề muốn biết) là người chống Cộng khoa học và chân chính không muốn bắt chước Cộng Sản gọi kẻ thù bằng "thằng". Thảng hoặc, nhắc đến tên tội đồ của dân tộc là Hồ Chí Minh, cũng chỉ gọi tên, chứ không cần viết là "thằng Hồ Chí Minh" thì mới là chống Cộng. Và cũng có người chỉ vì phát biểu hay viết mà xử dụng một vài chữ không thích hợp, lập tức đang từ hàng ngũ chống Cộng lại biến thành cộng sản... Những bài viết gây hoang mang này tác hại hơn việc chụp mũ bình dân giáo dục, vì được viết trịnh trọng, có mục, có tiểu mục. Ngôn từ, dĩ nhiên, trí thức hơn phương pháp chụp mũ bừa bãi. Người đọc không tinh ý sẽ cảm thấy bài viết có giá trị.

Dĩ nhiên, Cộng Sản vẫn áp dụng song song loại chửi lộn "hạ cấp" với ngôn từ gay gắt, chửi bới, mạ lị tục tĩu những nhân vật chống Cộng khác. Trong những hệ thống thư điện tử tràn ngập trên các làn sóng, rất nhiều khúc "đấu tố" ngắn ngủi, dùng toàn ngôn từ tệ hại, đôi khi viết luôn lên tựa đề: "Đ.M. thằng khốn nạn ABC..." hoặc "đồ chó đẻ EDG..." Có những điện thư đòi ngồi lên đầu đối thủ mà .. (đi toilet!). Tất cả các "khúc chửi bới" để tiêu diệt phe ta này, vẫn hàng ngày tràn ngập trên các mạng lưới thư điện tử. Người nhận thư, nếu bản tính cả tin, có thể sẽ nghĩ rằng những kẻ phê bình kia là người chống Cộng triệt để và tự nhiên bớt sự ủng hộ với người bị phê bình. Rồi một đồn mười, mười đồn trăm, tự nhiên một nhân vật chống Cộng sẽ bị loại ra khỏi vòng chiến. Nếu không bị loại, thì cũng bực mình, nản chí mà bỏ cuộc.

Lưu ý là một số địa chỉ e-mai, ngoài việc dùng tên bình thường như Nguyễn Thành, Trần Thắng, kẻ tay sai Cộng Sản có thể dùng tên hiệu kêu rất to: tiêudiêtcôngsản, tieudietthồchíminh, duyêndáng (vietnam), hòabình. Nhưng chính những tên hiệu "tiêudiẹtcộngsản" lại chính là cộng sản, vì nội dung toàn là ca ngợi Bác, Đảng và chủi bới thậm tệ những người quốc gia.

2-Về phương diện Nói:

Có một vài cá nhân luôn xuất hiện trong tất cả các cuộc hội thảo chống Cộng, nhưng không bao giờ phát biểu lời chống Cộng, mà chỉ lắng nghe các diễn giả nói không chỉnh một chữ là lập tức nắm micrô đả đảo liền. Thí dụ như khi nghe nói "chúng ta phải phản đối Cộng Sản bán đất, dâng biển..", thì hỏi lại ngay: "chúng ta đây là những ai? Ông có gồm cả Cộng Sản vào không?" Hoặc chất vấn một cách dữ dội: "Tại sao ông lại nói là yêu cầu Phan văn Khải hay Nguyễn Tấn Dũng trả lời? Như vậy, là ông muốn nói chuyện với Phan Văn Khải hay Nguyễn Tấn Dũng hay sao?" Rồi đùng đùng đứng dậy, bỏ ra, tỏ thái độ khinh bỉ diễn giả. Lưu ý là trong khi chất vấn, những người này không bao giờ dùng danh từ đả kích Cộng Sản, cũng không gọi "thằng Phan Văn Khải", chỉ đả kích diễn giả mà thôi. Nếu có dịp gần những cá nhân "quậy" kiểu này, thì sẽ thấy có những lúc nào đó, ông "quậy" sẽ bĩu môi: "Ậy! mấy cha Hát Ô già này thì làm gì nên hồn!" Hoặc lý luận kiểu nửa đùa nửa thực: "Cũng phải cám ơn Cộng Sản, vì nếu không có Cộng Sản, thì không có ngày hôm nay được chính phủ Mỹ cho ăn, mặc, cho con cái ăn học, cho cơ hội Chống Cộng!" Hay: "Hồi đó, ở Việt Nam, có nằm mơ cũng không thấy được đi Mỹ. Nhờ có Cộng Sản vào mà mới được du học đấy chứ? Mẹ kiếp! Ngày xưa chỉ con ông cháu cha mới được đi du học. Cộng Sản vào, cả triệu người du học! Còn kêu ca nỗi gì?" và "nếu không có Cộng Sản, thì làm gì có hambớgơ mà ăn hoài?"

Đó là sách lược mới của Cộng Sản: dùng người phe ta đánh phe ta! Nếu không tỉnh táo, người chống Cộng sẽ rơi vào một mê hồn trận, để một là biến thành một người tả xung hữu đột, chống cự lại phe ta dữ dội, hai là chán nản, bỏ cuộc.

Nếu tỉnh táo, cứ im lặng, không để bị rơi vào bẫy chia rẽ, thì ít hay nhiều, người bị tố khổ cũng thấy phần nào mất đi nhuệ khí và buồn trong lòng. Công việc chống Cộng sẽ vì đó, mà mất đi một ít sức mạnh, bớt đi một số các tay dũng sĩ. Đằng nào thì Cộng Sản cũng có lợi. Chỉ còn biết cầu xin Ơn Trên gia hộ cho các nhà đấu tranh đòi Tự Do, Nhân Quyền, và Dân Chủ được an mạnh cả tinh thần lẫn thể chất, bình tĩnh, gạt ngoài tai những lời châm chọc, dù trí thức hay bình dân, để tiếp tục chiến đấu đến thành công cho nước Việt Nam yêu quý.
Được đăng bởi VIET NAM QUE HUONG TOI vào lúc 02:41 0 nhận xét
ĐỐI PHÓ VỚI NHỮNG THỦ ĐOẠN KHỦNG BỐ, ĐÀN ÁP ĐÊ HÈN CỦA CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN


Phong trào đấu tranh dân chủ Việt Nam trong giai đoạn qua đã có một sự phát triển lớn mạnh vượt bực. Đó là thành quả của sự nỗ lực hết mình và đoàn kết thống nhất cao độ của các cá nhân và tổ chức đấu tranh dân chủ ở khắp mọi nơi trong và ngoài nước, và đó cũng là một lẽ tất yếu phù hợp với xu thế của thời đại.



Không một thành công nào không có sự trả giá, sự lớn mạnh của Phong trào dân chủ cũng đi đôi với sự đàn áp ngày càng tàn bạo hơn của chính quyền cộng sản. Và chắc chắn sự đàn áp ấy cũng sẽ ngày một gia tăng cho đến một thời điểm mà Phong trào dân chủ phát triển đến cao trào sẽ vùng lên quật đổ chính quyền cộng sản, chấm dứt mọi sự đàn áp (hoặc lúc ấy chính chế độ cầm quyền nhận thấy sức mạnh của Phong trào dân chủ, tự phải chấm dứt sự đàn áp và tan rã). Đấy là một qui luật tất yếu!

Thế nhưng vào thời điểm này thì những sự đàn áp ấy đang diễn ra một cách công khai và thô bạo, bất chấp tất cả đạo lí, tình người, dư luận, pháp luật, sức ép của Quốc tế, sự phản đối của chính phía bị đàn áp …

Những người hoạt động bí mật thì bị ngấm ngầm bắt giữ (thậm chí có thể bị thủ tiêu). Những người hoạt động công khai thì bị trấn áp, khủng bố, câu lưu. Riêng Đảng Dân chủ Nhân dân cũng đã có ít nhất 8 Đảng viên bị cộng sản bắt giữ.

Đối với những người đấu tranh dân chủ hoạt động công khai trên đất nước Việt Nam , trong thời gian gần đây đã liên tục xảy ra những vụ khủng bố, trấn áp tiêu biểu sau đây:


….

Ngày 1/12/2005 khủng bố, đàn áp gia đình ông Hoàng Minh Chính,

Ngày 8/12/2005 vu cáo, đàn áp kĩ sư Đỗ Nam Hải và thường xuyên, liên tục sách nhiễu cho đến nay,

Ngày 7/4/2006 vu cáo, đàn áp nhà báo Nguyễn Khắc Toàn và thường xuyên, liên tục sách nhiễu cho đến nay,

Ngày 28/5/2006 vu cáo, đàn áp cựu chiến binh Trần Anh Kim,

Ngày 30/6/2006 vu cáo, đàn áp tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang,

N gày 1/8/2006 vu cáo, đàn áp kĩ sư Nguyễn Phương Anh, và liên tục sách nhiễu cho đến nay,

Ngày 14/8/2006 vu cáo, đàn áp và bắt giữ 3 Trung ương ủy viên Đảng Dân chủ nhân dân - Đỗ Thành Công, Lê Nguyên Sang, Huỳnh Nguyên Đạo và 4 đảng viên khác của Đảng dân chủ nhân dân,

Ngày 15/8/2006 vu cáo, đàn áp, khủng bố giáo sư Trần Khuê và luật sư Bùi Kim Thành,

Ngày 18/8/2006 vu cáo, đàn áp, bắt anh Trương Quốc Huy,

Ngày 1/9/2006 vu cáo, đàn áp kĩ sư Bạch Ngọc Dương và luật sư Nguyễn Văn Đài,

Ngày 2/9/2006 vu cáo, đàn áp và bắt giữ anh Nguyễn Ngọc Quang,

Ngày 5/9/2006 vu cáo, đàn áp và bắt giữ anh Vũ Hoàng Hải,

Ngày 7/9/2006 vu cáo, đàn áp và bắt giữ anh Phạm Bá Hải,

Ngày 9/9/2006 vu cáo, đàn áp anh Lê Trí Tuệ và thường xuyên, liên tục sách nhiễu cho đến nay,

Ngày 18/9/2006 vu cáo, đàn áp bác sĩ Phạm Hồng Sơn,

Ngày 3/10/2006 vu cáo, đàn áp mục sư Nguyễn Hồng Quang và giáo hội Tin lành Mennonite,

Ngày 15/10/2006 vu cáo, đàn áp giáo sư Nguyễn Chính Kết,

Ngày 27/10/2006 vu cáo, đàn áp, khủng bố nhà văn Trần Khải Thanh Thủy,

Ngày 31/10/2006 vu cáo, đàn áp luật sư Lê Thị Công Nhân,

... không thể kể hết được.


Nếu tính cả các vụ đàn áp của chính quyền cộng sản với người dân vô tội Việt Nam như những vụ đàn áp dân oan đi khiếu kiện tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng, đàn áp người dân đòi tự do dân chủ, đàn áp người dân đấu tranh vì bị chính quyền cướp bóc, cường quyền, bạo lực thì vài trăm trang giấy này cũng không thể kể xiết.

Trước tình trạng đó, chúng tôi xin đề nghị một số phương pháp chống đàn áp mà các chiến sĩ dân chủ có thể sử dụng để tự bảo vệ và đối phó với bộ máy công an cộng sản.

Bộ máy công an cộng sản có một quá trình hoạt động và đúc kết kinh nghiệm dày dạn, đã vậy lại được hỗ trợ bằng một chính quyền với luật pháp trong tay, súng ống phương tiện được trang bị tận răng. Vì thế bọn chúng không hề ngần ngại khi dùng vũ lực để đàn áp các chiến sĩ dân chủ, những người chỉ chủ trương dùng biện pháp ôn hòa, bất bạo động làm phương châm đấu tranh.

Thế nhưng đa số những phương pháp đàn áp, khủng bố những chiến sĩ dân chủ mà công an sử dụng thời gian vừa qua lại là những phương pháp rất cũ kĩ, đơn giản nhưng lại tỏ ra rất hiệu quả.

Khi xảy ra những vụ đàn áp, khủng bố bắt bớ kia chắc hẳn những người có lương tri và biết thương yêu đồng bào, đồng đội mình cũng đều căm phẫn vô cùng và có lẽ cũng đã có không ít người tính đến những giải pháp đối phó với những thủ đoạn đê hèn đó. Trên các website, báo chí đã xuất hiện một số đề nghị như : “phải cực lực lên án, phản đối nhà cầm quyền cộng sản”, “phải tố cáo cho công luận Quốc tế biết để bênh vực”, “phải vận động đồng bào tẩy chay cộng sản”, “phải lấy lẽ phải để vận động, thuyết phục, cảm hóa những kẻ thừa hành, công cụ của chính quyền”…. Thiết nghĩ rằng tất cả những ý kiến đó cũng là những việc làm cần thiết, nhưng do đã quá thấu hiểu bộ máy đàn áp của chính quyền cộng sản, chúng tôi cho rằng những việc làm đó thì không thể là biện pháp hữu hiệu và giải quyết tức thời để giúp những người đấu tranh dân chủ trong những tình huống thực tế.

* Vậy thì chúng ta phải chịu bó tay hay sao?

* Những người đấu tranh dân chủ cứ phải chịu đàn áp mãi hay sao?

* Những người lương thiện cứ phải chịu thiệt thòi mãi hay sao?

Không! Đó là một sự vô lí! Chúng ta không bao giờ chịu bó tay! Cộng sản có cả một bộ máy công quyền đồ sộ để đàn áp người lương thiện thì những người dân vô tội này cũng có cả 80 triệu con người để đối phó với họ. Cổ nhân đã dạy: “Cao nhân tất hữu cao nhân trị”! Cộng sản có cao tay bao nhiêu, tàn ác bao nhiêu, tài trí bao nhiêu thì cũng sẽ có những “liều thuốc để trị cộng sản”. Hỡi bè lũ cộng sản lãnh đạo độc tài, hỡi những kẻ tay sai tiếp tay cho quỉ dữ! Hãy nhớ lấy những điều đó để hiểu rằng: chớ có dương dương tự đắc, chớ có ỉ thế hiếp người, chớ có ngạo mạn, vô lối đàn áp dân lành. “Ở đâu có áp bức là ở đó có đấu tranh”, bài học vỡ lòng đó chính do ông tổ cộng sản đã chỉ rõ, chúng ta sẽ áp dụng để dạy lại bọn chúng.

Vậy, chúng tôi xin đề nghị một số những biện pháp đấu tranh cụ thể như sau: Đã là những biện pháp cụ thể cũng phải xin nói rõ về mỗi trường hợp cụ thể.

Những biện pháp quen thuộc nhất mà bộ máy đàn áp của cộng sản gần đây vẫn thường áp dụng đó là gây tai nạn giao thông hay vin vào một cái cớ nào đó để cản trở công việc, bắt giữ những mục tiêu mà bọn chúng đang theo dõi. Điển hình như trường hợp cố ý gây ra sự cố giao thông đối với kĩ sư Đỗ Nam Hải, hoặc một số trường hợp vu cáo khác như đối với mục sư Nguyễn Hồng Quang, cố tình khiêu khích, gây sự để bắt giữ về tội “gây rối trật tự nơi công cộng”, hay đối với cựu chiến binh Trần Anh Kim, vu cáo là tiêu thụ tiền giả để câu lưu, thẩm vấn.

Những trò hề rẻ tiền này tưởng là rất lố bịch và trơ trẽn thế nhưng lại rất có hiệu quả, rất khó đối phó, có biết trước vẫn dễ bị vấp phải. Vẫn được các trinh sát ngoại tuyến cộng sản áp dụng thường xuyên.

Vậy phải đối phó như thế nào?

Đối phó với những trò nghiệp vụ này phải luôn phối hợp nhiều phương pháp.

Trong điều kiện hiện nay hệ thống an ninh được trang bị đầy đủ các thiết bị, phương tiện và lực lượng đông đảo, cùng với phương pháp đấu tranh của những chiến sĩ dân chủ là công khai, vì vậy cơ quan an ninh gần như nắm rất rõ những hoạt động hoặc kế hoạch của những người vận động dân chủ.

Vậy việc thứ nhất là phải hết sức cảnh giác khi thực hiện một công việc gì, phải biết đánh lạc hướng rất khéo léo, cố gắng tránh mọi sự cố trong quá trình thực hiện dù là ngẫu nhiên hay do cơ quan công an cố tình đặt ra, cảnh giác và tránh mọi âm mưu khiêu khích của công an. Phải luôn thay đổi lộ trình và phương tiện di chuyển khi thực hiện công việc (kinh nghiệm này chúng tôi đã phổ biến trong tài liệu “Những chiến sĩ dân chủ chuyên nghiệp”). Tất nhiên trong một nhà nước độc tài, với một bộ máy đàn áp hùng hậu trong tay, tránh được bọn chúng quả là rất khó. Thế nhưng mọi sự cố gắng, cẩn trọng đều là cần thiết, cùng với sự may mắn vẫn có thể giúp chúng ta vượt qua bọn chúng trong đường tơ kẽ tóc.

Việc thứ hai là cần sắp đặt người bảo vệ, hỗ trợ. Việc sắp đặt người hỗ trợ cũng cần hết sức kín đáo vì nếu để lộ ra thì cũng trở thành vô ích. Người hỗ trợ trong trường hợp cần thiết sẽ phải liều mình để đứng ra bảo vệ, cản đường cho người thực hiện nhiệm vụ thoát thân. Nếu là nhiệm vụ quan trọng, lực lượng an ninh vây bắt có thể sẽ rất đông do vậy cần bố trí nhiều người hỗ trợ.

Trong trường hợp không thể tránh được những cái bẫy, không thể giải thoát cho nhau, có nghĩa là sẽ buộc phải đối diện với an ninh cộng sản, vậy thì phải tính đến việc thứ ba. Trong những trường hợp này, từ trước tới nay công an thường nắm ở vị thế chủ động (kẻ đi săn mồi), cho nên dễ giành phần thắng.

Vì thế, quan trọng nhất là các chiến sĩ dân chủ phải nắm thế chủ động, khi xảy ra sự việc phải “tấn công” trước. Tiếp nữa, cần phải sử dụng các biện pháp “to mồm”, “ăn vạ” mà cụ Nam Cao đã dạy. Lập tức phải hô to “công an giả dạng để đàn áp nhân dân”, “chính quyền đàn áp nhân”, “công an đánh dân”, “hỡi bà con, hỡi đồng bào, những kẻ này là công an chìm, cố tình gây hấn với tôi để đàn áp tôi”, “tôi là Nguyễn Văn A. đang giúp dân nghèo đi khiếu kiện bị những kẻ công an giả dạng côn đồ để đàn áp”…, thậm chí phải bịa ra một cái tên nào đó gán cho bọn chúng để nói cho có chứng cứ, cho nhân dân tin tưởng. Cũng cần phải nhớ rằng, thường thì bọn chúng bao giờ cũng có mấy tên để hỗ trợ nhau. Nhưng chúng ta dứt khoát không nao núng (công an có đông bao nhiêu cũng không nhiều bằng nhân dân).

Cần phải hô rất to để thu hút mọi người xung quanh. Chúng đã cố ý gây chuyện để vu khống chúng ta thì chúng ta lại “tương kế tựu kế” vu khống lại bọn chúng. Nếu cần thiết trong lúc giằng co phải lén tự kéo xé quần áo mình ra để làm bằng chứng cho những người xung quanh sau đó nhận thấy là mình bị bọn chúng ức hiếp.

Đặc biệt để đối phó với trò vu cáo “tiêu thụ tiền giả” thì không nên mang theo trong mình nhiều tiền, không mang theo những tiền Polyme hay tiền có giá trị lớn, cần thiết là tự vạch hết túi quần áo ra đồng thời nắm áo những kẻ vu khống và yêu cầu nhân dân xung quanh bắt giữ, lột quần áo, kiểm tra ngược lại bọn chúng. Khi kiểm tra bọn chúng, không có tiền giả cũng có giấy tờ tùy thân để lộ diện công an giả dạng để đàn áp nhân dân, mà nếu không có giấy tờ gì thì cũng sẽ thấy rằng bọn chúng là những kẻ không minh bạch.

Một động tác rất đơn giản nhưng những chiến sĩ dân chủ cần phải chú ý. Khi chúng ta bị đối tượng nắm giữ, lôi kéo, theo bản năng chúng ta thường gạt ra hoặc tránh né. Thật ra như vậy đã tỏ ra là bị động, yếu thế, “có vấn đề”. Vì vậy, ngược lại, khi bị nắm giữ, chúng ta cũng lập tức tay nắm chặt đối tượng, miệng hô hoán kêu gọi nhân dân hỗ trợ giúp đỡ.

Như vậy đối tượng sẽ rất bất ngờ và bị động, người dân cũng tin tưởng lời nói của chúng ta, sẽ hỗ trợ để khống chế, bắt giữ đối tượng. Khi bị vu cáo thì không nên thanh minh, vì thanh minh có nghĩa là “có vấn đề”, ngược lại hoặc phải vu cáo lại, hoặc tìm cách tấn công lại bọn chúng. Trong trường hợp bọn chúng có nhiều tên, xảy ra giằng co phải hô to “công an đánh dân”, “công an đàn áp người vô tội”, cần thiết thậm chí phải vu luôn cho bọn chúng là kẻ trộm, kẻ cướp, côn đồ có khi chúng sẽ nhận được một trận đòn oan của những người dân vốn đã rất ghét đám “công an chìm”, chưa có cơ hội nào để ra tay.

Cần phải nắm vững một số yếu tố tâm lí sau:

Những kẻ trực tiếp đàn áp thật ra cũng chỉ là công cụ tay sai, thừa hành nhiệm vụ mà thượng cấp giao phó. Do vậy bọn chúng cũng không phải là những kẻ chủ mưu, tâm lí thiếu dứt khoát. Vì thế nếu bị đẩy vào tình huống bất ngờ sẽ rơi vào thế bị động.

Những kẻ này đang làm những việc ác, đang cố tình tìm cách hãm hại người khác, nên mang tâm lí của người làm điều sai trái.

Những kẻ này thường làm công tác trinh sát ngoại tuyến, có nghĩa là công an chìm, sẽ rất ngại khi bị lộ bộ mặt thật.

Trong trường hợp bị vạch bộ mặt thật, tình huống thay đổi hoàn toàn, đang từ thế chủ động trở thành bị động sẽ bị lúng túng, bất ngờ.

Đặc biệt đối với bộ máy công an Việt Nam hiện nay rất “dị ứng” khi nghe câu “công an đánh dân”. Chính bản thân chúng tôi đã từng chứng kiến nhiều cảnh công an bị nhân dân vây đánh “hội đồng” khi có ai đó hô lên “công an đánh dân này bà con ơi”, có trường hợp xảy ra tại Sài Gòn công an bị người dân tước điện thoại, lột quân hàm. Cần phải nói lại lần nữa, việc chủ động tấn công lại sẽ là yếu tố quyết định trong những trường hợp này.

Đối với những kẻ đã dám làm mọi điều trái tâm, vô đạo như bọn chúng, những chiến sĩ dân chủ cũng cần phải kiên quyết và triệt để không loại trừ một phương pháp nào, một thủ đoạn nào có thể để tự bảo vệ mình trong những hoàn cảnh khó khăn đó. Theo chúng tôi “càng to tiếng càng tốt”, nếu có thể “chua ngoa” một chút như Dương Thu Hương hay Trần Khải Thanh Thủy càng có lợi. Những kẻ làm điều xấu, những kẻ sống trong bóng tối bao giờ cũng sợ bị đưa ra ánh sáng. Đặc biệt sự “to tiếng” này không những cần thiết để giúp bạn mà cũng còn là một tình huống để bạn vận động dân chủ, tố cáo chế độ, kêu gọi sự chú ý của người dân.

Thế nhưng, chính nữ văn sĩ Trần Khải Thanh Thủy gần đây cũng đã bị công an khủng bố đấy thôi! Vậy trong trường hợp này phải giải quyết ra sao? Thật ra tấn tuồng đã diễn ra với nhà văn Trần Khải Thanh Thủy là đã rất cổ điển rồi, nó là hình thức mà từ thời “cải cách ruộng đất” dùng để “đấu tố địa chủ”. Thế nhưng đến bây giờ nó vẫn được sử dụng rất hữu hiệu, gần như tất cả những người đấu tranh dân chủ rất nổi tiếng, có uy tín đều bị cộng sản sử dụng tấn tuồng “đánh hội đồng” này nhằm hạ thấp uy tín, khủng bố tinh thần, bao vây cô lập, kể từ: Hoàng Minh Chính, Trần Độ, Phạm Quế Dương, Nguyễn Thanh Giang … rồi đến Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Khắc Toàn và Trần Khải Thanh Thủy… sau này. Kể cả vụ khủng bố ngày 1/12/2005 tại nhà ông Hoàng Minh Chính và mới đây là tấn công vào giáo hội của mục sư Nguyễn Hồng Quang cũng chính là những trò bẩn thỉu này.

Vậy cái trò hèn mọn này nó nguy hiểm đến thế sao? Vậy thì chúng ta không có biện pháp nào để ngăn chặn nó hay sao?

Trong một chế độ độc quyền, độc tài thì chính quyền áp dụng những biện pháp này quả là rất hữu hiệu. Bởi vì họ đã độc tài cả tư tưởng, họ nắm tất cả các lực lượng và phương tiện, sử dụng chúng để thao túng, bao vây một cá thể nhỏ bé trên tất cả mọi phương diện. Như vậy thì ai còn có cách nào mà đối phó nữa. Đến cả Trần Khải Thanh Thủy coi công an như một lũ ruồi nhặng, côn trùng tanh tưởi còn phải chấp nhận viết cam kết cho cái đám “đánh hội đồng” đó mà.

Vậy chúng ta phải đối phó ra sao? Phải tìm xem mấu chốt của sự việc nằm ở chỗ nào? Xin nhắc lại: đây là một đòn đánh hội đồng. Hay có người còn ví như là “trùm chăn vào mà đánh”. Như vậy, chính quyền cộng sản chỉ có thể đánh hội đồng khi “trùm chăn”, “đóng cửa” hay nói rõ hơn là che mắt thiên hạ, bưng bít dư luận quốc tế. Vậy thì, để phá được “trận pháp” đó chúng ta cần phải công khai cho bàn dân thiên hạ biết, không cho phép cộng sản cứ muốn bưng bít là bưng bít nữa.

Tất nhiên trong trường hợp này “công khai” không thể là kêu to lên, gào lớn lên cho mọi người xung quanh nghe thấy như những trường hợp vừa nói ở trên đây. Bởi vì muốn kêu cũng chẳng được nữa vì bọn chúng tập trung lực lượng đông quá (tập trung tại nhà ông Hoàng Minh Chính khoảng hơn 100 người, tập trung tại nhà nữ văn sĩ Trần Khải Thanh Thủy khoảng 200 người, tức là 200 đánh 1, hèn hạ thế đấy!), lại đủ các thành phần từ công an “chìm”, công an “nổi”, mặt trận, hội, đoàn, rồi tổ trưởng dân phố …đủ cả, đều là tay sai của chính quyền, vì thế chúng to mồm hơn các chiến sĩ dân chủ rất nhiều. Dứt khoát là những người dân lương thiện xung quanh có biết rõ tất cả sự thật cũng chẳng dám đến mà bênh vực.

Do vậy, để giúp được những chiến sĩ dân chủ trong hoàn cảnh này chỉ có thể là những phóng viên báo chí quốc tế hay những cơ quan, tổ chức quốc tế có mặt ngay kịp thời. Như vậy cộng sản có muốn bưng bít cũng không được. Mà có khi lại là một màn trình diễn tuyệt vời, một bằng chứng cho công luận Thế giới biết rõ bản chất thật sự của chế độ. Đặc biệt, những kẻ “theo đóm ăn tàn”, những kẻ đánh thuê hùng hổ kia lại rất hèn nhát khi thấy những ông Tây mũi lõ chĩa ống kính máy quay vào mình.

Do vậy, trường hợp này những chiến sĩ dân chủ và những người có trách nhiệm khác cần phải có một sự đoàn kết, tương trợ lẫn nhau mới có thể đối phó được. Nghe nói tưởng rằng khó khăn nhưng thật ra chỉ cần đơn giản như thế này thôi: Trước hết, chúng ta cần phải thu thập tất cả các số điện thoại của các tổ chức bảo vệ nhân quyền, các phóng viên quốc tế, các cơ quan báo chí quốc tế có văn phòng tại Việt Nam, các tổ chức quốc tế và các văn phòng đại sứ, lãnh sự quán của những nước tạo được áp lực với chính phủ Việt Nam như Hoa Kỳ, cộng đồng châu Âu…, sau đó công khai công bố trên mạng Internet để mọi người đều biết và mỗi người tự lưu giữ cho mình.

Bước thứ hai, những chiến sĩ dân chủ phải tự phân công cho nhau để có một người làm nhiệm vụ ứng phó khẩn cấp, giống như số điện thoại khẩn cấp 911 tại Hoa Kỳ vậy, tốt nhất là những người có trình độ Anh ngữ khá. Có nghĩa là nếu khi xảy ra bất kì một sự việc gì tương tự, tất nhiên bạn không thể kịp ứng phó với tất cả, cũng như không thể có thời gian để gõ cửa tất cả những địa chỉ ấy, như vậy bạn chỉ cần thông báo với một người như đã quy ước và sau đó người ấy sẽ có trách nhiệm thông báo đến tất cả những số điện thoại cần thiết khác. Tất nhiên địa chỉ khẩn cấp ấy cũng có thể là một số điện thoại ở ngoài nước, nhưng dù sao trong điều kiện hiện nay thì sử dụng số điện thoại ở trong nước vẫn tốt hơn. Và mỗi chiến sĩ dân chủ đều có thể là số điện thoại khẩn cấp cho nhau.

Thú vị hơn, ngay lúc ấy đồng thời với việc thông báo cho các phóng viên và cơ quan quốc tế đến mục kích sự việc, các bạn lập tức thông báo với các số điện thoại như 114 để gọi xe cứu hỏa đến, báo số 115 để gọi xe cấp cứu đến, như vậy cái đám “đánh hội đồng” kia sẽ không hiểu là có chuyện gì xảy ra, và rồi lúc ấy sẽ không hiểu ai sẽ là nhân vật chính của tấn tuồng nữa? Hấp dẫn đấy chứ!

Một việc tương tự, các bạn cũng nên thông báo đến các cơ quan báo chí trong nước (tất nhiên khi điện thoại cho họ bạn sẽ nói một lí do khắc, ví dụ như: có xảy ra một vụ khủng bố, tống tiền bắt cóc con tin, hoặc một sĩ quan công an tự sát vì tình, hay phát hiện ra một ổ mại dâm chuyên phục vụ các lãnh đạo cao cấp…), chắc chắn họ sẽ chẳng bao giờ được phép đăng tải những thông tin đấu tranh đòi dân chủ, thế nhưng đây cũng là một hình thức vận động dân chủ, sự việc sẽ được nhiều người biết đến hơn, sẽ có nhiều phóng viên được biết đến và biết đâu trong số đó sẽ có những người được giác ngộ ý thức dân chủ nhờ tiếp cận với thực tế đó. Hơn nữa, khi các phóng viên báo chí đến thì dù có đăng báo hay không, những kẻ quấy rối kia cũng phải chùn tay khi đã có những “nhân chứng bất đắc dĩ”, những “vị khách không mời mà đến”. Vở kịch đã đến cao trào rồi đấy!

Còn nữa, bạn cũng cần điện thoại thông báo đến một số cơ quan chức năng khác như văn phòng ủy ban tỉnh, thành phố, thậm chí là cả cơ quan trung ương, văn phòng Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ để họ phải thấy rằng sự an nguy và sinh mạng của mỗi công dân đều có trách nhiệm của chính họ. Đây cũng là một việc làm thiết thực, có trách nhiệm và hợp pháp của một người công dân.

Chúng tôi tin chắc rằng nếu bạn phối hợp áp dụng tất cả các hoạt động trên đây màn kịch đó sẽ là vở kịch đắt giá nhất và sau này sẽ không thể tái diễn trên “sân khấu cộng sản”.

Nhưng mong rằng bạn đừng nên gọi số điện thoại khẩn cấp 113, bởi vì bọn thú vật đội lốt người đó đã thông đồng, dung túng cho nhau hết rồi. Có gọi bọn chúng đến cũng chỉ để làm ngơ cho đồng bọn tha hồ hành động mà thôi. Việc này qua sự việc xảy ra tại nhà ông Hoàng Minh Chính đã cho thấy rõ tất cả rồi. Còn một trường hợp khủng bố khác đang diễn ra rất phổ biến trong thời gian gần đây và chắc chắn sẽ còn kéo dài sau này là: lẽo đẽo theo sau lưng và bao vây trước cửa nhà.

Để đối phó trong trường hợp này nên phối hợp một số biện pháp sau:

Tốt nhất là chụp được hình ảnh của những kẻ ấy và đưa lên mạng Internet, cần thiết nhất là chụp được chính diện. Đây là một việc làm rất khó khăn, nhưng thật thích thú sao nếu một vài ngày trên mạng Internet lại xuất hiện một khuôn mặt cho cả Thế giới được chiêm ngưỡng, được nguyền rủa. Việc làm này còn có một ý nghĩa đặc biệt là dần dần đưa hết những kẻ đứng trong bóng tối ấy ra ánh sáng, giúp tất cả các chiến sĩ dân chủ truyền tay nhau nhận diện được kẻ thù. Và chắc chắn với phương tiện truyền thông rộng rãi như ngày nay, tên họ và lí lịch của bọn chúng cũng sẽ được mọi người dần dần phát giác. Sẽ có những anh A, chị B nào đó khi lên Internet nhìn thấy phải giật mình kêu lên: “À, cái thằng chó chết này sống ở kế bên nhà mình, hàng ngày mình cứ tưởng là nó đi chạy xe ôm, bây giờ mới biết nó là loại tay sai hại người”. Hay bọn trẻ nhỏ đến trường học sẽ bảo nhau: “Tao mới coi trên mạng mới biết ba thằng A thật ra là “cá chìm”, phải nghỉ chơi với nó thôi bọn bay ơi!”. Nhiều tình huống bất ngờ đấy chứ!

Việc cần làm thứ hai là: khủng bố tinh thần. Bởi vì thực chất những hành động này của bọn chúng là nhằm hai mục đích ngăn chặn và khủng bố tinh thần các chiến sĩ dân chủ. Bây giờ ta lại áp dụng ngược lại với chúng. Những người thường xuyên bị theo dõi nên chuẩn bị sẵn một số loại khẩu hiệu và sẵn sàng đeo lên áo hoặc mặc vào người, dán trước cửa nhà, dán sau xe, đại loại như:


“Hãy chấm dứt ngay những trò đeo bám dơ bẩn và quay về với con đường chân chính”, hay

“Nếu còn là con người biết xấu hổ nên chấm dứt ngay hành động đeo bám sau lưng tôi” , hay

“Những kẻ đeo bám sau lưng ta, các người có còn là con người hay chỉ là một lũ động vật bị sai khiến?” , hay

“Kẻ nào đeo bám theo ta, bản thân nó và cả dòng họ mười đời sau sẽ chết bất đắc kỳ tử” , hay

“Kẻ nào đeo bám theo ta, gia đình, cha mẹ, vợ con ra đường sẽ gặp tai nạn chết thảm khốc” ….

Tùy theo từng đối tượng, tùy theo mỗi trường hợp mà phải tung ra các loại khẩu hiệu “nặng”, “nhẹ” khác nhau. Về khoản này chắc cũng phải xin nhờ đến các “chuyên gia chửi” “thiết kế” thêm cho một số những khẩu hiệu “đặc hiệu” hơn.

Nếu ai còn cho rằng đây là một việc làm lố bịch, “cải lương” hoặc là biểu hiện gây phản cảm thì cần phải tự đặt mình vào vị trí những người đang bị khủng bố. Bạn thử đặt địa vị mình vào vị trí nhà báo Nguyễn Khắc Toàn hay bác sĩ Phạm Hồng Sơn, quanh cửa nhà lúc nào cũng có một trạm gác và một “bầy chó săn”, 24/24h đi đâu cũng có một lũ bu theo người, thậm chí đi khám bệnh hay đến nhà người quen bọn chúng cũng đến ngồi ở kế bên để nghe xem họ nói những gì, mọi hoạt động chỉ được giới hạn trong phạm vi một phường với vài con phố nhỏ. Như vậy bạn mới thấy nỗi khổ của những chiến sĩ dân chủ, họ đang bị cầm tù vô thời hạn trong một nhà tù lớn, đầy ngột ngạt, chèn ép và hăm dọa.

Hơn nữa, những khẩu hiệu đó ngoài mục đích khủng bố lại tinh thần những kẻ thừa hành, làm bọn chúng nản chí, chùn tay còn mang một ý nghĩa khác rất quan trọng là tố cáo rộng rãi cho mọi người cùng biết đến, thu hút sự chú ý của mọi người dân, vận động dân chủ.

Việc làm này lại hoàn toàn hợp pháp. Hiến pháp và Luật pháp Việt Nam không có điều khoản nào “cấm chửi” cả. Chỉ có tội “thóa mạ và xâm phạm danh dự nhân phẩm người khác” thôi. Nhưng chúng ta có trực tiếp thóa mạ ai đâu? Có xâm phạm ai đâu? Có kể tên chỉ mặt kẻ nào đâu? Kẻ nào có tật thì kẻ đó tự giật mình chứ!

Còn một tình tiết nữa cần lưu ý là bọn tay sai hại người ấy lại ngông nghênh đến quá mức, ngoài việc cản trở những chiến sĩ dân chủ bọn chúng còn ngang nhiên sách nhiễu ngăn cản những bạn bè, người thân của họ, ngang nhiên xâm hại người lương thiện không cần bất cứ lí do gì.

Để đối phó trong tình huống đó chúng ta sẽ lấy đúng “võ” của chúng để đánh chúng. Đấy là trò khủng bố gia đình ông Hoàng Minh Chính trước đây. Vậy khi đến thăm các chiến sĩ dân chủ những người bị hại nên chuẩn bị sẵn một ít mắm tôm hay xú uế, trong lúc bị cản trở, đôi co ta cứ tiện tay mà “mời” bọn chúng “dùng” luôn một ít (sau này có thể lấy lí do “cây nhà lá vườn” mang đến biếu những chiến sĩ dân chủ).

Như thế thì “thơm” lắm đấy, “đẹp mặt” lắm đấy! Nếu ta có bị dính vào người một chút cũng không sợ gì, nhà cửa ta ở đấy sẽ nhanh chóng tẩy rửa, tắm giặt hoặc có ngay quần áo mới để thay. Còn cái bọn săn người kia mới thật khốn khổ, khốn nạn.

Thứ nhất là lấy đâu ra nước mà tắm rửa?

Hơn nữa nếu phải đi tắm rửa thì lại không làm tròn nhiệm vụ, mà ngược lại nếu muốn hoàn thành nhiệm vụ thì lại phải đứng chịu trận mà hít thở “bầu không khí trong lành”. Ôi, thật tuyệt vời làm sao! Rồi quần áo nhà nước cấp phát làm sao đủ dùng để mà cứ phải đi tẩy uế, đi thay luôn thế? Khó khăn thật nhỉ!

Vì thế, mong rằng những bạn bè nào khi đến thăm các chiến sĩ dân chủ cũng mang theo một ít mắm tôm để làm quà, thứ nhất là để tiện dùng khi hữu sự, sau đó cũng dùng làm một thứ “tặng phẩm” mà thỉnh thoảng không chịu nổi cái cảnh tù giam lỏng này, những chiến sĩ dân chủ lại mang ra biếu không cho những kẻ ngày đêm trung thành túc trực trước cửa nhà mình. Như vậy cũng là một biện pháp để tẩy uế cái đám ký sinh trùng ấy.

Chúng tôi tin rằng khi chúng ta áp dụng những biện pháp này vào thực tế, không những tự bảo vệ được mình, tấn công lại bọn chúng mà quan trọng hơn sẽ là những bài học cảnh tỉnh những kẻ chỉ chuyên đi áp bức người khác, đẩy bọn chúng vào hoàn cảnh giống như những người đang bị bọn chúng áp bức. Sẽ làm cho một số người còn lí trí, lương tri hiểu được ra rằng những việc mình làm chỉ là thừa lệnh của cấp trên, chỉ vì để nhận những đồng lương còm cõi (mà thật ra cũng là mô hôi của nhân dân đấy chứ không phải của cấp trên nào phát cho anh ta đâu) mà lại trực tiếp phải ghánh chịu hậu quả, gia đình người thân bị tiếng chê, bị nguyền rủa ngàn đời, bản thân chịu nhục nhã, xúc phạm, giày vò, dằn vặt, chịu cảnh “kẻ ăn ốc, người đổ vỏ”. Từ đó họ sẽ tránh né nhiệm vụ hoặc nhìn nhận ra lẽ phải. Như vậy là một việc làm sẽ đạt được nhiều mục đích khác nhau. Đấy cũng là vận động dân chủ!

Nếu bạn còn cho rằng những hành động này có vẻ thiếu văn minh, phản tác dụng tuyên truyền, không được văn hóa lắm, vậy thì bạn cứ việc ngồi đó mà mỗi ngày đón nhận thêm những thông tin về sự đàn áp của chế độ cộng sản đối với các chiến sĩ dân chủ, rồi ngày mai chính bạn sẽ là đối tượng bị đàn áp và sau này chính con cháu bạn tiếp tục lại bị đàn áp như vậy nữa.

Nhớ lại gần 30 năm về trước, sau khi thống nhất đất nước, để tuyên truyền cái gọi là “nếp sống văn minh”, “bài trừ văn hóa đồi trụy” chế độ cộng sản đã cấm đoán những người mặc quần ống loe, mặc áo “chim cò”, để tóc dài, giữa đường phố Sài Gòn đã có những phụ nữ tự tụt quần mình trùm lên đầu bọn công an để phản đối lại hành động vi phạm tự do, dân chủ, nhân quyền của chế độ cộng sản. Quả thật, đây chính là những con người đầu tiên nhận thức và đấu tranh cho tự do, dân chủ. Nếu có ai đó còn ghi lại được những hình ảnh này thì khi chế độ cộng sản sụp đổ đấy chính là những tư liệu lịch sử quí báu nhất, một minh chứng sinh động của sự đối nghịch giữa nền “độc tài cộng sản” và “ý thức dân chủ”. Ba mươi năm về trước họ đã dám làm như vậy, những chiến sĩ dân chủ ngày hôm nay lại không thể có những hành động nào sáng tạo hơn, mạnh mẽ hơn, cương quyết hơn hay sao?

Mà thật ra những phương pháp này cũng có gì là mới mẻ đâu. Cũng chính vì công an cộng sản đã sử dụng những biện pháp rất cổ xưa để đàn áp, khủng bố các chiến sĩ dân chủ, thì chúng ta cũng phải dùng những miếng “võ cổ truyền”, “võ dân tộc” của ông cha để trị lại họ đấy thôi.

Chúng tôi hi vọng rằng những biện pháp này sẽ giúp các chiến sĩ dân chủ đối phó với công an cộng sản và làm chấm dứt những trò khủng bố, đàn áp đê hèn kia của chính quyền cộng sản. Tất nhiên chính quyền cộng sản cũng sẽ lại nghĩ ra những thủ đoạn đê hèn, tàn bạo khác. Nhưng chúng ta nhất quyết không lo sợ, các chiến sĩ dân chủ sẽ lại có những biện pháp khác để hóa giải chúng, “vỏ quýt dày sẽ có móng tay nhọn”, những chiến sĩ dân chủ vẫn quyết tâm tiến lên và Phong trào dân chủ vẫn ngày càng lớn mạnh. Trong cuộc đấu tranh và đấu trí này các chiến sĩ dân chủ phải luôn nắm thế thượng phong và nhất định giành thắng lợi cuối cùng.