Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2007

Nữ nô lệ của thế kỷ 20: Em là thanh niên xung phong

Nữ nô lệ của thế kỷ 20

Ngày ban hành bộ luật “Hôn nhân và gia đình”, ông Hồ Chí Minh đắc ý tuyên bố rằng thể chế chính trị ở Việt Nam là tiến bộ nhất vì là nước đầu tiên ở khu vực Á-Phi đã xóa bỏ chế độ đa thệ Nhưng cũng chính ông Hồ Chí Minh đã giới thiệu (không qua bầu bán) Lê Duẩn thay ông ta giữ ghế bí thư thứ nhất của trung ương cộng đảng Việt Nam có lẽ vì... Lê Duẩn cùng lúc ba vợ. Cũng chính ông ta bổ nhiệm Lê Ðức Thọ cùng lúc hai vợ, vào chức vụ trưởng ban tổ chức trung ương cộng đảng. Cũng chính ông ta đưa ra danh sách bộ chính trị trong đại hội đảng cộng khóa 3 (1960) những nhân vật có vợ lẽ hoặc bồ nhí như Phạm Hùng (2 vợ), Hoàng Văn Hoan (bồ nhí tên là Hoa, hiện ở Pháp); những nhân vật trong ban bí thư như Tố Hữu (bồ nhí), Nguyễn Văn Trân (bồ nhí), Nguyễn Côn (bồ nhí), Văn Tiến Dũng (bồ nhí), Xuân Thủy (bồ nhí); chủ tịch tổng công đoàn, kiêm viện trưởng viện kiểm sát tối cao, kiêm chủ tịch đoàn chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc là Hoàng Quốc Việt (bồ nhí). Ðược phép bỏ vợ già lấy vợ trẻ như Trần Xuân Bách, Nguyễn Ðức Lạc, Cù Huy Cận... Cho phép lấy thêm vợ lẽ như Trần Huy Liệu, Nguyễn Khánh Toàn, Hoàng Minh Giám... Phải chăng những đảng viên thân cận của ông Hồ vẫn được phép đa thê ? Và, thực sự trong con mắt của ông Hồ Chí Minh và đảng của ông ta, phụ nữ vẫn là “đồ chơi”... rẻ tiền nhất. Vì, ông ta cũng hay quất ngựa truy phong.

Sau khi được ăn hai cái bánh vẽ của ông Hồ Chí Minh là “được giải phóng” và “được bình đẳng”, người phụ nữ Việt nam bị khoác vào cổ một lô gông xiềng “3 đảm”, “tay búa tay súng”, “tay cày tay súng”.

Trong “3 đảm” có hai khoản là “đảm đang việc nước” và “đảm đang việc xã hội”, nghĩa là thay người đàn ông làm lính và nhận gánh nặng lao động sản xuất trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân và kinh tế quốc phòng cũng như sức nặng của sưu dịch - tức một năm tự túc lương thực đi dân công 3 tháng hoặc gia nhập các đội thanh niên xung phong thường trực.

Người phụ nữ xưa kia làm nhiệm vụ thờ chồng, nuôi con, vun vén gia đình mình ở vị trí “nội tướng” thì nay được ông Hồ Chí Minh và đảng của ông ta cho làm cùng lúc vừa là lính vừa là nông hoặc công nhân, vừa là phu phen tạp dịch.

Không chỉ ở lãnh vực sản xuất mà ngay trong lãnh vực nghệ thuật, phụ nữ cũng được xử dụng như những nữ nô lệ của giới chức cầm quyền chóp bụ Các “cô văn công” tài sắc thường để mua vui cho “lãnh đạo” khi mệt mỏi, ốm đau và được dùng trong một số mưu đồ chính trị. Thí dụ : nữ ca sỹ Khánh Vân được theo ông Hồ đi Ấn Ðộ chỉ vì nghe nói thủ tướng Nerhu và con gái là Indira Gandhi thích giọng ca của Khánh Vân. Xong việc, Khánh Vân đau ốm bị bịnh tâm thần cũng chẳng được chữa chạy và chết thật thảm khốc. Thúy Quỳnh (nay là giám đốc nhà hát nghệ thuật) là diễn viên múa, có chửa con so đã được năm tháng mà chỉ vì yêu cầu của Fidel Castro muốn có đoàn múa Việt nam (cộng sản) nhân quốc khánh Cuba nên chính quyền Hồ Chí Minh đã buộc Thúy Quỳnh phải “phá thai” và chỉ được nghỉ 10 ngày sau khi làm “đọa thai nhân tạo”, đã phải lên đường đi Cuba “phục vụ nước bạn”! Aí Loan (chị Aí Vân) một nghệ sỹ cải lương tài sắc, trước ngày cưới bị bắt đi vét bùn ở sông Tô Lịch do cống thành phố chảy ra nên bị chết vì uốn ván. Ca sỹ Tường Vi của đoàn văn công Tổng cục chính trị, người có giọng hát quyến rũ đã “được” anh chàng đại úy Koong-Le của Lào chết mê chết mệt. Mặc dù Tường Vi đã có chồng con, nhưng chính quyền cộng sản Hà-nội lúc đó cũng định “ghép đôi” để lợi dụng Koong-Lẹ May mắn sao đại úy một bước lên trung tướng Koong-Le bị ngã ngựa chính trị ! Nguyễn Thị Hằng (nay là ủy viên trung ương cộng đảng) được một đô đốc hải quân Nga-xô có “tình cảm đặc biệt” nên được bổ xung vào đoàn quân sự đi xin vũ khí về giết dân và đặc biệt là được “đi trước” và “về sau” đoàn.

Ðể chắp vá thêm cho tấm bình phong che đậy bộ mặt bán nước hại dân, ông Hồ Chí Minh đích thân viết thư mời bà Hoàng Thị Thế con gái cụ Ðề Thám, ở Pháp về (1960). Sau khi chụp ảnh, quay phim, báo chí trong và ngoài nước đưa tin đã tới mức “quá đầy đủ” thì bà Hoàng Thị Thế bị đưa về “lưu đày” ở Bắc Giang. Cũng may chính quyền ở tỉnh và huyện hầu hết là binh lính hoặc con em binh lính cụ Ðề Thám nên bà Thế không bị khó khăn lắm. Thế là ông Hồ cho lôi bà về Hà-nội, ở một phòng thuộc lầu 2 nhà tập thể trong ngõ Khâm Thiên, tháng tháng ra Mặt Trận Tổ Quốc lĩnh một số tiền vừa đủ khỏi chết đóị Bà Thế xin trở lại Pháp không được và đã chết già trong cô đơn và nghèo khổ.

Ngay “được” làm vợ của các “ông lớn” thì nhiều phụ nữ cũng vẫn chỉ như “con ở”; chẳng có chút bình đẳng nào trong quan hệ vợ chồng. Thí dụ như vợ chồng Trường Chinh, trong khi ông ta ngồi ăn cơm thì bà vợ mặc áo dài đứng hầu cơm. Hay như Lê Duẩn, bà vợ cả được cho qua “gánh việc nước” ở sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh (Trung cộng). Còn Xuân Thủy, ngự tọa trong tòa vi-la liền tường với trường Nguyễn Trãi (cũ) ở đường Lý Thường Kiệt, sang trọng tiếp các Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Thị Hằng v.v... để bàn “việc nước” ở nhà trên; còn bà vợ già răng đen, ăn trầu thuốc, lấy ông ta từ khi Xuân Thủy còn thái dao cầu, tán thuốc bắc ở ga Ða Phúc thì... ăn ngủ ở nhà ngang, chỗ xưa chủ Tây cho bồi bếp và chị hai ở! Nữ ca sỹ Diệu Thúy, giọng hát trẻ đang lên, vừa tốt nghiệp trường đại học âm nhạc Hà-nội, trong chuyến đi Chili - thời kỳ A-gien-đê cầm quyền - với bí thư thứ nhất đoàn thanh niên lao động (cộng sản) Hồ Chí Minh là Vũ Quang, bị “ăn cơm trước kẻng” (tức ngủ trước khi cưới) khi ghé qua La Habana; về làm vợ Vũ Quang, không còn được

*
***
*

về làm vợ Vũ Quang, không còn được hát “phục vụ” nhân dân nữa mà ngày ngày cơm nước, giặt giũ và tưới nước cho những giỏ phong lan do các chi đoàn thanh niên trong quân đội và thanh niên xung phong ở Trường sơn gửi biếu. Bà vợ già của Trần Xuân Bách - là đảng viên “lão thành” - cùng hoạt động từ thời kỳ bí mật cho đến lúc bật mí, chồng làm chánh văn phòng trung ương đảng (cộng), chiếm một tòa vi-la đồ sộ tại Hà-nội, có kẻ hầu người hạ còn đông hơn của “tư sản mại bản”, lại có cả một cô “đầu bếp” mới 20 tuổi, đã tốt nghiệp trường trung cấp nấu ăn, phục vụ nhưng bà vợ già vẫn phải ở Nam Ðịnh làm “việc nước” và “xã hội”. Ðùng một cái, từ bộ chính trị “phôn” về Nam Hà lệnh cho bí thư tỉnh uỷ là Lê Ðiền phải cho tòa án tỉnh xử ly hôn khẩn cấp cặp vợ chồng “vừa là đồng chí vừa là phu thê” ấy để ông Trần Xuân Bách kịp cưới cô đầu bếp 20 tuổi - bằng 1/3 tuổi của ông Bách - kẻo con biết bò vào dịp đầy năm cưới của mẹ.

Những thí dụ về “người thật việc thật” hay “con người mới xã hội chủ nghĩa” đó kể cả đời người cũng không hết. Trên đây tạm dẫn chứng như là nền của bức tranh của ngày hội được “giải phóng” và “bình đẳng” của phụ nữ Việt nam do “công ơn” ông Hồ Chí Minh và cái đảng ma-phi-a của ta ông đem lại.

Nhân dân là vô tận

Ðầu đề trên là khẩu hiệu đầy “sáng tạo” của chính ông Hồ Chí Minh khi phát triển khái niệm kinh điển của chủ nghĩa cộng sản rằng “người là tư bản quí nhất”. Chính vì thế ông Hồ Chí Minh đã tung ra lệnh cho đảng của ông ta là “dù có phải đốt cháy Trường sơn” hay “tát cạn biển đông” - một dạng khác của tư bản (bình thường) thì cũng phải giải phóng (tức thôn tính) miền Nam Việt Nam (còn hàm ý cả Lào và Cam-bốt) để thu được “tư bản quí nhất” là “quần chúng nhân dân” trong đó bao gồm “quần chúng phụ nữ”. Biểu hiện thành chính sách cụ thể cái tư tưởng “tàn bạo, khát máu” đó của ông Hồ, trước năm 1975, phụ nữ ở cả hai miền Bắc và Nam Việt Nam đều bị lợi dụng theo những phương thức khác nhau.

Ở miền Bắc, phụ nữ vừa là lính; vừa là lao động chính thay trâu cày bừa trên đồng ruộng, thay máy trong các công trường xí nghiệp; vừa là phu đi đắp đường, khẩn hoang, xây dựng các công trình phục vụ quân sự, hoặc có thời hạn - mỗi năm 3 tháng phải tự túc lương thực, hoặc phải thường trực - tức thanh niên xung phong. Người phụ nữ phải làm tất cả những việc nặng nhọc nhất, hoàn toàn không phù hợp với giới tính; bị bóc lột sức lao động tàn khốc dưới cái trò thi đua “làm thay cho đồng bào miền Nam”, làm thay cho anh “anh Trổi, chị Quyên” để phải lao động cả 3 ca/ngày và hoàn toàn không có ngày nghỉ trong suốt 3 tháng đi sưu như vậy trong mỗi năm. Còn nữ thanh niên xung phong ? Ðược nuôi cơm... độn, một năm 2 bộ quần áo, được đi phép 10 ngày/năm, được lương tháng đủ ăn... những 2 tô phở theo giá mậu dịch quốc doanh (nếu là nam giới thì chỉ đủ tiền một lần hớt tóc). Ðiều đáng nói là chị em phải lao động không kể giờ giấc, hoàn cảnh, địa hình, tình trạng sức khỏe. Nghĩa là ngày kinh nguyệt cũng phải lội sông, ngâm bùn, gánh nặng; ốm bệnh cũng phải lao động; lao động không kể ngày đêm : từ làm đường ở Trường Sơn cho đến phá bom nổ chậm; từ tải thương cho đến gánh vác súng đạn. Ấy thế mà trong thực tế người nào cũng phải làm đơn “xin hiến” 10 ngày phép năm cho “đảng” và “bác” cho đến khi “cách mạng thành công” và còn thi đua “mặc áo cũ không lãnh áo mới” để tiết kiệm tiền của vào việc “đánh Mỹ-Ngụy”! Mỗi tháng còn vài lần nhịn ăn lấy gạo “giúp đồng bào miền Nam ruột thịt” (vì như sách, truyện của đảng cho biết : miền Nam đói khổ đến nỗi lính Mỹ còn phải “cưỡi trực thăng đi cướp từng bao gạo” và nhà buôn thì trộn hạt ny-lông vào gạo để bán)!!! Bị chôn vùi cả tuổi trẻ trong rừng sâu, bị lừa đảo niềm tin, bị tước đoạt sức khỏe và hạnh phúc, bị làm “trò giải khuây” cho những người lính “sinh Bắc tử Nam” trên đường hành quân... nên hầu hết nữ thanh niên xung phong bị bệnh phụ khoa, bị rong kinh, bị sốt rét rừng, bị bệnh đường ruột, bị tâm thần... mà không được chữa chạy, bị... phá thai chôn gốc cây rừng v.v... Có ai thoát về làng thì cũng... quá lứa lỡ thì ! Ông Hồ Chí Minh kêu gọi thanh niên rằng :“Ðâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên” cũng như bài “Thanh niên xung phong ca” có câu :

“Bác Hồ dạy chúng ta Không có việc gì khó Ðào núi và lấp biển Quyết chí cũng làm nên”

Nhưng chỉ có “thơ ghế đá” mới nói đúng số phận của nữ thanh niên xung phong :

“Em là thanh niên xung phong Ðắp đường, tải đạn, long đong tháng ngày Ðảng nuôi hai bữa một ngày Cơm độn ba bát, muối đầy lòng tay Aó quần hai bộ đổi thay Một năm đi phép mười ngày... “có lương” Cho nên chẳng có người thương Xuân tình chợt gặp giữa đường với nhau Nói ra bảo kể khổ đau Thời gian thấm thoát bước mau về già Sốt rừng da mái, mắt lòa Ðảng cho giải ngũ về nhà ăn rơm ! Tuổi xuân chôn chốn Trường sơn Nhiều cô thai nạo vứt chân cây rừng Về làng chân bước ngập ngừng Tương lai mờ mịt, gối trùng, lưng cong Biết khôn đã chót vào tròng !!!”

Hai chính sách nữa rất tàn bạo của ông Hồ Chí Minh và cái đảng ma-phi-a của ông ta đối với phụ nữ miền Bắc Việt Nam (kể cả một số vùng trong Nam gọi là “vùng giải phóng”) là đem phụ nữ làm cái mồi câu, làm vật khen thưởng mua bán (nhất là phụ nữ ở nông thôn): một là tổ chức theo lối cưỡng bức để buộc nữ thanh niên lấy chồng là thương bệnh binh - nhất là những người lính bị tàn phế nặng - làm chồng mà còn phải làm đơn tình nguyện “lao động nuôi chồng” không nhận một thứ trợ cấp nào. Chính sách tàn bạo này đã là nguyên nhân của biết bao vụ “vợ đầu độc chồng” cho thoát nợ đời hoặc người vợ đành... tự tử chết mà không nhắm được mắt. Hai là tổ chức cưới cho những thanh niên bị bắt lính trước khi nhập ngũ vài ngày nhằm trút gánh nặng lao động bên gia đình người tân binh lên đầu người phụ nữ, nhằm lấp lỗ hổng trong luật nghĩa vụ quân sự về khoản “miễn đi lính cho những thanh niên là con một trong gia đình”. Chính quyền Hồ Chí Minh tổ chức lấy vợ cho thanh niên đến tuổi bắt lính và lý luận rằng “khi người thanh niên con một có vợ thì không còn là con một nữa vì vợ cũng là con trong gia đình nên không được miễn lính như luật nghĩa vụ quân sự qui định”!!! Còn nữa, đó là ràng buộc tình cảm người lính với “quê hương” để yên tâm đi chiến đấu cho “sự nghiệp của đảng và bác” vì cha mẹ đã có vợ “đảm đang” (khoản thứ ba trong đường lối “3 đảm” của phụ nữ), hệt như ngón võ “tập kết ra Bắc” của năm 1954. Người phụ nữ vừa kịp hưởng tuần trăng mật với chồng nay sống trong sự chờ đợi còn nhức nhối hơn Pénéllope chờ chồng sau cuộc chiến thành Troie, bị cột cho sợi dây “vợ bộ đội cụ Hồ” để trói vào guồng máy “lao động quên mình” vì nước vì chồng ! Chính nó là nguyên nhân đẻ ra bao chuyện “bi hài” của xã hội miền Bắc Việt Nam dưới chế độ Hồ Chí Minh, cứ tưởng “như đùa”. Một thí dụ : bệnh viện C (bệnh viện phụ sản đầu ngành của miền Bắc Việt Nam) ở Hà-nội được một bệnh nhân từ Hà Bắc chuyển tới. Bác sỹ Thìn phó giám đốc bệnh viện - đã sống từ chế độ Bảo Ðại, không thể nào ngạc nhiên hơn được khi biết nguyên nhân bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng “chỗ kín” là do người chồng bệnh nhân, một tân binh lấy vợ được 3 ngày thì phải “ra trận”, vì quá ghen đã lấy kim chỉ khâu “chỗ ấy“ của vợ lại (chắc vì chưa biết đến loại “thắt lưng trinh tiết” của nước Nga xưa)!!!

Ðiều đáng lưu ý nữa là chính cái cảnh “chồng Nam vợ Bắc” khổ hơn cả vợ chồng ngâu (ít ra một năm được gặp nhau một lần) cộng với đời sống kinh tế khó khăn cùng cực và quyền sinh quyền sát của các cấp uỷ đảng nên chị em vắng chồng trở thành đàn gà con trước cấp uỷ đảng quạ. Nạn chửa hoang, phá thai từ nông thôn đến thành thị là chuyện “quá bình thường”. Người phụ nữ đi phá thai được “đảng và bác” bảo vệ tuyệt đối bí mật (như bí mật quốc phòng). Các cơ sở nạo thai chỉ biết nạo thai theo yêu cầu của người nạo, không cần một giấy giới thiệu nào, không được hỏi họ tên và “tác giả“ của thai nhi. Sáng vào nạo, chiều ra về, cứ như đi lao động “thông tấm”, hàng xóm có tọc mạch cũng đành chịu. Các bào thai nạo ra được chế biến thành thuốc bổ, nghe nói còn hơn “lợn hà nàm”. Ðó cũng là nguồn “lấy thu bù chi” của cơ sở nạo thai, tất cả trực thuộc uỷ ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em do chính ông thủ tướng Phạm Văn Ðồng làm chủ nhiệm và bà Ðinh Thị Cẩn, uỷ viên dự khuyết trung ương cộng đảng từ khóa 3, xuất thân là đầu bếp của ông Hồ Chí Minh, làm phó chủ nhiệm phụ trách thường trực. Thế là dưới chế độ Hồ Chí Minh, tục “người ăn thịt người” được khuyến khích như quốc sách và phụ nữ ngoài chức năng là “đồ chơi”, là “đồ trang sức”, là “nô lệ” lại còn có nhiệm vụ “sản xuất” thêm “chất đạm” - tức thai nhi - cho xã hội !

Còn phụ nữ ở miền Nam thì sao ? Tất nhiên ông Hồ Chí Minh và cái đảng ma-phi-a đã triệt để lợi dụng thể chế chính trị ở miền Nam trước 1975 có lỏng lẻo và nhiều sơ hở, nghĩa là có việc độc tài độc diễn, có việc dân chủ quá trớn, cùng với sự “nhẹ dạ” và “lòng yêu nước” của phụ nữ để lập ra những đội quân “tóc dài”. Những chị Quyên (vợ anh Trổi mà nhà thơ cung đình Tố Hữu “lộn” tên làm thơ khi gọi là Trôi lúc gọi là Trổi !). chị Tạ Thị Kiều, Chị Trần Thị Lý v.v... được đề cao, đến mức Tố Hữu hạ bút vẽ tàu bay... giấy cho chị Lý :

“Em là cô gái hay nàng tiên Em có tuổi hay không có tuổi ? Tóc của em hay là mây là suối?...”

Nhưng cũng chị Lý ấy sau 1975 về ở Ðà-nẳng đến tận 1991 vẫn khổ như ăn mày vì bệnh tật, lương thấp, chồng cũng là thương binh. Ðảng bận hưởng thụ quên đã đành, ngay chính nhà thơ kiêm chính trị và kinh tế gia (loại 3 xu) Tố Hữu cũng quên luôn sau khi lĩnh một đống tiền nhuận bút về bài thơ. Chỉ có chị Quyên, nhờ được vào “bưng” ở với “chú” Nguyễn Hữu Thọ và “chú“ Trần Bạch Ðằng, nên được phóng viên báo Cứu Quốc (Hà-nội) là Thái Duy đi công tác B (tức xâm nhập miền Nam) đổi tên thành nhà văn giải phóng Trần Ðình Vân, phỏng vấn viết một truyện ngắn “người thực việc thực” được đích thân Tố Hữu đặt tên truyện là “Sống như anh”, nên sau 1975, vào lúc anh Trổi được tạc tượng và được đặt tên cho đường phố Sài-gòn, chị Quyên được các chú kiếm cho một tấm chồng khác và được cho ngồi ghế giám đốc nhà hàng Vĩnh Lợi (đường Hàm Nghi, quận nhất, Sài-gòn). Ðúng là có số “quý nhân phù trợ”, mệnh “giáp thọ giáp đằng”!

Còn số phận đội quân tóc dài ? Xin giành để bạn đọc tìm trong truyện ngắn “Tượng đài” của Hoàng Thiếu Phủ đăng trên tờ “Tuổi trẻ cười” hiện nay của Sài-gòn, rất đầy đủ.

Ngoài cái số đội quân tóc dài đó ra, phụ nữ miền Nam Việt Nam có chồng là sỹ quan, binh lính, nhân viên chính quyền Việt Nam Cộng Hòa v.v... bị lừa đi tù (học tập cải tạo) cũng bị đảng ma-phi-a của ông Hồ theo đúng sách của đảng trưởng để lợi dụng “triệt để”. Ðó là đem chị em ra làm phần thưởng cho tù nhân. Tất cả các trại tù của cộng sản Việt Nam đều áp dụng chính sách rằng tù nhân nào “cải tạo tiến bộ” sẽ được phép “ngủ với vợ mình 24 giờ, 48 giờ hoặc hơn” - tùy theo mức độ tiến bộ hoặc số lượng tiền đút lót công an. Trong lịch sử Việt Nam, có lẽ chỉ có cái đảng ma-phi-a của Hồ Chí Minh mới đủ vô liêm sỷ là đem vợ tù ra làm phần thưởng cho tù, chưa kể sự bẩn thỉu thú vật của lũ công an là chọc tường để rình xem vợ chồng tù ngủ với nhau để kháo thành chuyện cười của bọn chúng và trêu chọc người tù được ngủ với vợ của mình !..

Sau sự “đứt phim” năm 1975, miền Nam được “hoàn toàn giải phóng” nên phụ nữ miền Nam được đi vào vết xe đổ của phụ nữ miền Bắc, nghĩa là vừa là “đồ chơi” vừa là “đồ trang sức” vừa là “nô lệ”. Nam thanh niên cũng được vét vào lính để “giải phóng Cam-bốt”, để khi trở về hoặc “lê trên nạng gỗ” hoặc nằm trong bệnh viện “chờ” một chị em nào đó dại dột nghe lời đảng “cõng về làm chồng...hờ”, may mắn lắm thì được hỏa thiêu cho vào lọ sành đem về cho gia đình, hoặc thất nghiệp đi lang thang ngoài phố “chiêm ngưỡng” các anh chị hải quan, thủy thủ tàu viễn dương, công an các loại và con cái giới quan lại đỏ nhậu nhẹt và khoe bộ cánh hợp thời trang ! Và, phụ nữ lại gánh toàn bộ sức nặng của mọi loại hình sản xuất và phục vụ sản xuất của xã hội.

Con đường phụ nữ miền Nam phải đi sau lá cờ đỏ sao vàng hệt như phụ nữ miền Bắc trước đây, đã ai oán rằng :

“Chồng bị bắt lính phương xa Mẹ cha cải tạo chết già rừng sâu Ngày cày thay kiếp ngựa trâu Ðêm làm cái nệm để hầu quan viên : - Ðảng uỷ, chủ tịch ưu tiên Trưởng công an xã tiếp liền theo sau Ơn đảng, nghĩa bác dày sâu Nhân dân thành đĩ, thành trâu hết đời Thấu tình chăng, hỡi Ðất, Trời ?”

Nhiều chị em, chồng bị lừa đi tù (cải tạo), đã phải chịu sự cưỡng ép bán thân cho quan lại đỏ để yên thân nuôi con và có thể đi thăm nuôi chồng, như trong vụ án Hai Hiệp ở Ðồng Nai, hay như bà chủ tiệm phở “Thủy tiên” ở phố Tự Do (Ðồng khởi) Sài-gòn với tên Ngọc, chủ tịch phường... Ngay một diễn viên điện ảnh nổi tiếng, từng bị ghép là nhân viên CIA của Mỹ, cũng đành đến nhà riêng “chú“ Cao Ðăng Chiếm (thứ trưởng công an, phụ trách khu vực miền Nam) cho nên mới được “chú Chiếm” viết lá thư tay cầm ra Hà-nội gặp riêng “chú” Phạm Hùng (bộ trưởng công an), nhờ vậy cô diễn viên có cái phận “Thuý Kiều” đó mới được Hồ Tôn Hiến (của cộng sản chứ không phải của cụ Nguyễn Du) đặc cách cho thăm cả chồng sau và... chồng trước. Hơn thế, ông chồng sau còn được thả sớm hơn cả thượng sỹ canh cửa sân bay Tân Sơn Nhất và được... vào cả quốc hội làm đại biểu của dân (may thiệt).

Ðau khổ của phụ nữ Việt Nam còn phải nhắc đến những người ra đi phải bỏ xác ngoài biển, phải chịu cảnh cưỡng hiếp của hải tặc, phải nằm chôn năm tháng trong các trại với bao nhục nhằn. Mà, tác giả những bất hạnh đó của phụ nữ vẫn là ông Hồ Chí Minh và cái đảng ma-phi-a của ông ta. Còn phải kể đến biết bao chị em bị bán làm nô lệ (dưới cái uyển ngữ “hợp tác lao động”) sang Nga, Trung Ðông v.v... trong cảnh mang con bỏ chợ. Ðược sự “chỉ đạo” của đảng ma-phi-a tác giả các văn tự bán nô lệ đó chính là Trần Ðình Hoan và Nguyễn Thị Hằng - cô bồ tỉnh Thanh của ông lang cách mạng Xuân Thủy. Cho nên đến đại hội đảng ma-phi-a lần 7, cả Hoan lẫn Hằng đều được là trung uỷ chính thức !


Không có nhận xét nào: