Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2007

Về xã hội miền Bắc cuối thập niên 60, đầu thập niên 70



“Hàng ngày, vào các buổi chiều, người miền Bắc lắng nghe đài “Mẹ Việt Nam” trong chương trình “sinh Bắc tử Nam” và cầu nguyện cho đừng nghe tên của thân nhân mình. Ban ngày những xác chết phình trương, mất đầu, cụt tay. Người ta bỏ chạy tránh máy bay Mỹ. Ban đêm dùng chiếu bó lại, đốt đuốc đưa ra những cánh đồng chôn vội vã. Khắp mọi nơi, mọi cánh đồng mỗi lần máy bay Mỹ oanh tạc đều có những buổi chôn người tập thể về đêm…


Chính sách của đảng đối với anh em đi làm nghĩa vụ ở miền Nam đều được chính phủ trợ cấp cho vợ con và được hợp tác xã nâng đỡ. Nhưng cứ sau mỗi lần Đảng ủy xã và hợp tác làm lễ truy điệu thì khoản trợ cấp bị cắt và hợp tác hết trách nhiệm. Phần trợ cấp vật chất để giải quyết cho đợt mới lớp người sắp bị hy sinh. Lúc ấy người ta sợ nhất là nhìn thấy người phát thơ. Hàng ngày hàng trăm cái thơ báo tử để trong xắc cốt người cán bộ xã. Anh ta đi đến nhà nào là mang đau thương tang tóc đến nhà đó. …họ sợ nhất là sau cái lễ “truy điệu trọng thể” để “Tổ Quốc ghi công”, là họ bị đẩy ra lề xã hội, không ai nuôi dưỡng. (10)


Tiếp tục nói về thảm cảnh chiến tranh, nơi trang 145 tập một, Hoàng Hữu Quýnh đã nêu lên tệ nạn bi hài kịch “con của ông, em của bố”: Thanh niên trai tráng đi B rồi chết như rạ. Ở nhà chỉ còn cha già, vợ trẻ. Vậy là cha chồng lấy nàng dâu.

Nhiều đoạn khác Hoàng Hữu Quýnh cũng tả cảnh bi đát của kinh tế nông thôn khiến nhiều cô thôn nữ trẻ phải vào thành “bán trôn nuôi miệng”, trong số đó không ít vị thành niên. Trang 140 tập một, Hoàng Hữu Quýnh viết:


Tại Hà-nội trong đợt thanh niên làm nhiệm vụ kiểm tra nếp sống thời chiến, trong vòng một đêm bắt được hơn 400 cô gái làm đĩ, phần lớn là người các tỉnh lân cận Hà-nội.” Sang trang sau ông lại viết: “Thành, bạn tôi đã kể cho tôi nghe tại thành phố Nam định, những bé gái chỉ 13, 14 tuổi đã lang thang ở vườn hoa bến tầu. Mỗi lần thấy người đi qua các em gọi lại. “Chú ơi, chú chơi cháu đi. Chú muốn Tam Đảo hay Điện Biên tùy ý chú.


Nói về việc ngăn chặn tệ nạn đĩ điếm, ăn cắp… Hoàng Hữu Quýnh viết:


Trưởng ban chỉ đạo là những thứ trưởng, cục vụ trưởng đã bị thi hành kỷ luật vì gian dâm vợ người có hệ thống, ăn cắp ăn hối lộ cũng có hệ thống. Nay họ lại là người cầm cân nảy mực để hạ thủ các bộ hạ của mình. Nghĩ cũng nực cười đứa ăn cắp lớn đi bắt đứa ăn cắp nhỏ. (140)

Trong chương đầu tập hai Hoàng Hữu Quýnh đã viết về hậu quả tai hại của phim ảnh Liên Xô ảnh hưởng đến tuổi trẻ miền Bắc:

Hoàng Hữu Quýnh
Nguồn: Tôi Bỏ Đảng/MV
--------------------------------------------------------------------------------

Sau cái lần chiếu phim nữ tài tử dậy hổ của Liên Xô, thì ở ngay phố Khâm Thiên có 3 em trai dưới tuổi vị thành niên, vào khoảng 13, 14 đón bắt cóc một nữ công an trói tay chân lại, đem vào nhà khóa cửa lại, thi nhau hãm hiếp từ chiều cho đến sáng. Về sau đám thanh niên cũng bắt chước, bắt cóc con gái ở các tỉnh về Hà Nội, nhốt vào nhà riêng khóa chặt cửa lại, rồi thi nhau hãm hiếp cho tới chết. Dạo đó ban đêm con gái không dám ra đường….

Cả Hà-nội nhốn nháo về vụ một phạm nhân được tháo cũi sổ lồng, vào ngay nhà viên thiếu tướng công an hãm hiếp rồi giết con gái của ông.


Theo lý thuyết, chủ nghĩa duy vật vô thần của cộng sản không coi việc trai gái, mại dâm là phi đạo đức. Hơn nữa các cán bộ cao cấp thường tự cho phép mình hết vợ bé, đến tình nhân. Nhưng đối với cán bộ cấp dưới và đảng viên thì lại hết sức nghiêm khắc. Như Hoàng Văn Chí đã chứng nhận họ muốn cán bộ và chiến sĩ của họ để dành sinh lực cho cuộc chiến, cho lao động, giống như người ta nuôi gà chọi, hay gầy dựng đội bóng đá. Hoàng Hữu Quýnh cũng nêu lên những trường hợp đảng cấm đoán và chế tài những vụ trai gái yêu nhau đến kỳ cục:
“Ông bí thư đảng ủy giao cho ban chấp hành Đoàn thực hiện chiến dịch “bắt ếch” tại trận.” Công cuộc được bố trí ra sao, các nạn nhân sa bẫy như thế nào được Hoàng Hữu Quýnh mô tả chi tiết hấp dẫn trên hơn 3 trang sách:

“Ích đẩy cửa bước vào. Nga chuẩn bị cơm rượu sẵn sàng. Khi Ích vào phòng, cánh cửa đóng sập lại….Nga vén hai ống quần lụa …Ích người run lẩy bẩy, sờ soạng…cái giường kêu cót két…Bên ngoài cửa sổ Lê Đạt, Thuyên bí thư chi bộ, Huỳnh trong ban chấp hành đoàn, Nghệ đoàn viên, Tiến đảng viên …và một đám đông trẻ con…Bọn họ theo dõi từ lúc Ích đẩy cửa bước vào ..Những cử chỉ của cô y tá và anh kỹ sư đã làm cho mọi người xem nín thở chờ đợi. Phút cuối cùng, ở giây phút mà cả hai người run lên, không biết gì nữa….thì cánh của sổ mở tung và mọi người nhất tề đổ bộ vào…Biên bản hủ hóa được lập tại chỗ. Hà-nội ngày 19 tháng 6… …Chúng tôi đã bắt được tại trận anh Nguyễn Tiến Ích đang hủ hóa với cô Vũ Thị Thúy Nga vào hồi 18g30 tại học viện Thủy Lợi Hà-nội. Lúc bắt qủa tang thì hai người thoát y tại phòng cô Nga…..” (tập một trang 158)

Sự việc trên thực khó tin, nếu tác giả đã không cam đoan ở đầu sách là ông “đã dùng ngưòi thật việc thật”. Nhưng còn một chuyện nữa còn khó tin hơn, khi ông nói về tính hiếu dâm của Hồng Mỹ con của Lê Duẫn. Cô này, tên thực là Lê Thị Muội, thích "làm tiền " "với" người ngoại quốc trên bãi và dưới biển ở Sochi, Liên Xô. Lúc ấy có ba cô con gái của tổng bí thư Lê Duẫn tại Liên Xô. Khi tôi đọc cuốn sách này lần đầu ở thư viện Linda Vista, thì thấy có độc giả ghi bút chì ở bên lề: “Vớ vẩn! Con gái Lê Duẫn thì đâu thiếu tiền. Bố nó hút máu của nhân dân thiếu gì tiền.” Nếu ta tin tác giả hơn vị độc giả này, thì ta chỉ có thể giải thích là bọn lãnh tụ cộng sản thường có thói “đạo đức giả” cho nên con y cũng không biết y có nhiều tiền. Và y cũng dấu cả vợ con chăng. Hoặc giả như chính Hoàng Hữu Quýnh cũng đã viết rằng cô này không giống tính cha, mà còn phê bình cha “ba chỉ làm bù nhìn cho bọn Nga mà thôi”, cô ta lại có tinh thần rất tự do, phóng khoáng, sau này đã lấy người ngoại quốc. Tính tự do phóng khoáng một phần do thời niên thiếu Hồng Mỹ sống ở vùng quốc gia, theo học tiểu học ở trường quận Triệu Phong, quê Hoàng Hữu Quýnh. Vả lại tính đa dâm cũng có di truyền: Cha nào con nấy.

Trong tập hai, có lẽ không phải là phần hai của cuốn hồi ký, mà đúng ra là một tập truyện. - theo tôi nghĩ, nếu không phải là hư cấu, thì cũng hơi cường điệu - tác giả đã thuật lại chuyện đau lòng của một cô Nguyệt bị cố vấn Liên Xô hãm hiếp. Cô là con bí thư huyện ủy. Khi bị một cố vấn Nga tấn công tình dục trên bãi biển Đồ Sơn, cô đã được một chàng trai nghèo tên Quảng liều thân giải cứu. Lần ấy cô đã thoát. Nhưng Quảng thì bị đánh trọng thương, rồi bị vu vạ và đi tù năm năm. Viên bí thư huyện ủy, cha cô gái, không can thiệp cho Quảng, khiến cô buồn khổ. Nhưng rồi cái tên cố vấn đó, thấy nhà cầm quyền bênh mình rõ ràng, lại tìm đến nhà cô trong lúc cô ở một mình. Y đã dùng sức mạnh chiếm đoạt làm cô có bầu. Để giấu nhẹm hành động bỉ ổi này người ta đã ép cô phải lấy tên cố vấn Nga, hoặc phá thai. Nhưng cô nhất định không chịu lấy tên cố vấn. Còn bác sĩ cả Nga lẫn Việt đều không chịu phá thai, vì muốn cô phải lấy tên cố vấn. Lần này thì cha cô chịu nghe lời cô. Ông đổi thái độ quay ra chống đảng, nên bị bắt giam và chết trong tù. Mẹ cô và em cô bị xe cán chết. Hoàn cảnh hết sức bi thảm. Cuối cùng Nguyệt “đã chết vì bệnh chán chế độ, ngao ngán chủ nghĩa rồi điên loạn vì đời sống ngặt nghèo.” (tập hai trang 102) Câu chuyện dài 36 trang đã kết thúc một cách hơi đột ngột làm cho người đọc có cảm tưởng tác giả chỉ có ý nói lên lời kết án chế độ của chính ông.

Cũng trong tập hai tác giả đã để 20 trang tiếp thuật lại chuyện của một cô gái trong đội nữ binh 5 người đóng ở trên đỉnh núi cao một cây số rưỡi gần đèo Nậm U. Tên cô ta là Ngọc, có người yêu là một sinh viên ở Hà-nội, nhưng ngoài công việc nguy hiểm là gỡ mìn, cô còn phải “hộ lý” cho viên chính ủy sư đoàn tên Lê Văn Tài. Khi nào thích y cứ điện thoại lên hầm trú ẩn của đội nữ binh yêu cầu đội trưởng phái Ngọc xuống phục vụ y. Một hôm Ngọc sắp hoàn thành nhiệm vụ gỡ mìn trong ngày, đến lúc gặp quả cuối cùng thì bị nạn, mìn nổ tan xác cô. Nữ đôi trưởng Thành cử cô khác tới sư đoàn, bị chính ủy Tài gọi điện khiển trách : “Các đồng chí không chấp hành mệnh lệnh cấp trên, vô tổ chức, vô kỷ luật! Cử không đúng đối tượng lên nhận nhiệm vụ ở sư đoàn bộ…” Thành gục mặt xuống nức nở. Đến nước này quá lắm rồi không nhịn được nữa…” Tác giả kết thúc câu chuyện như sau:


Thời gian vẫn trôi đi. Ở Nậm-U quanh năm sương mù che phủ, tính cũng đã sáu năm rồi dài đằng đãng trên cao điểm 1500 mét này. Những người lính gái ngày đêm quanh quẩn trong căn hầm tăm tối và cuộc đời giống những áng mây đen trên bầu trời Nậm-U mà nhiệm vụ cứ thế mỗi ngày: phá mìn, nối giây điện thoại, hộ lý cho các thủ trưởng mua vui và chờ chết…”


Về tình hình tổ chức đảng đoàn trong nhà máy

Ngay chương đầu tập II Hoàng Hữu Quýnh đã dành để nói về “Ông thủ trưởng của tôi”, Vũ Văn Thân. (11) Một ông giám đốc kiêm phó bí thư đảng ủy mà thua kém cấp dưới về mọi mặt, chẳng bao giờ, hay hầu như chẳng bao giờ, được bình bầu “lao động tiên tiến”. Nhân câu chuyện về ông Thân, tác giả đã cho người đọc biết qua về tổ chức đảng đoàn trong nhà máy Cơ Khí Thủy Lợi Hà-nội như sau:


Đó là một nhà máy có quy mô lớn hơn 1200 công nhân…Thường thì giám đốc có chân trong đảng ủy và giữ chức phó bí thư đảng ủy. Bí thư đoàn thanh niên là đảng ủy viên. Tất cả số đảng viên nhà máy tổ chức thành đảng bộ. Dưới đảng bộ là các chi bộ, dưới chi bộ là các tổ đảng rồi đến đảng viên.

Nhà máy chúng tôi số đảng viên chưa tới 100 người mà phải lãnh đạo hơn 1100 công nhân. Trong đó có khoảng 500 đoàn viên thanh niên cộng sản. Số còn lại là quần chúng ngoài đoàn, ngoài đảng.

Nhà máy của chúng ta có hàng chục kỹ sư…

Dạo đó ngày đầu tiên rời ghế nhà trường về đây nhận công tác, là một kỹ sư trẻ, tôi mới 22 tuổi đời. Hành trang chẳng có gì, trên vai mang chiếc ba lô và ở trong ba lô có vài ba bộ áo quần, một năm nhà nước chỉ cấp cho 4 mét vải bằng phiếu, nhưng có lúc chẳng có vải mà mua…


Trong chuyện “thủ trưởng của tôi" Hoàng Hữu Quýnh không chỉ nói xấu ông thủ trưởng mà còn nói đến thứ trưởng Hoàng Tiến đã nhân lúc viên kỹ sư Hoành vắng nhà hãm hiếp vợ y rồi sau gọi Hoành lên bộ nói là vợ Hoành thuận tình… Thủ trưởng Thân đã khuyên Hoành “nên chín bỏ làm mười. Một điều nhịn là chín điều lành. Đi đâu cũng thân cô thế cô. Hoành là một kỹ sư ngoài đảng mà anh Hoàng Tiến lại là thứ trưởng và có chân trong đảng ủy bộ…..” (tập hai trang 27)

Chiến tranh càng kéo dài thì người dân càng bất mãn và không còn giữ mồm giữ miệng:

Nhiều lần nhân dân Hà Tây, quê hương của ông Nguyễn Cao Kỳ và Phan Kế Toại vừa chạy trốn máy bay Mỹ , vừa chửi đảng: “Nếu không đánh nổi thì liệu mà đầu hàng, đừng đem mạng của dân mà thí như con ruồi con muỗi. Tiên sư cha chúng nó Đảng và Bác!”


Không có nhận xét nào: